Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

ĐẠO GIÁO THIÊN ĐỒNG



Đạo Giáo là Đạo Tổ cùa Nho Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo, Tam Thánh. Đạo giáo có từ vô thủy vô chung không có hạn định thời gian không gian được.
Tên Đạo giáo xuất phát từ chữ Đạo,
道沖,而用之或不盈 。淵兮,似萬物之宗
Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất doanh. Uyên hề, tự vạn vật chi tông.
Đạo trống không, nhưng đổ vào mãi mà không đầy. Đạo sâu thẳm, dường như là tổ tông của vạn vật.
Đạo là đơn vị tối sơ, nguyên lí của vũ trụ và là cái tuyệt đối. Vạn vật xuất phát từ Đạo, nghĩa là cả vũ trụ và như vậy, trật tự vũ trụ cũng từ Đạo mà ra, tương tự như nguyên tắc tự nhiên, nhưng Đạo lại chẳng phải là một nhân vật toàn năng, mà là nguồn gốc và sự dung hòa, không thể định nghĩa được. Đạo là Vô danh ,
道可道,非常道 。名可名,非常名
無名天地之始,有名萬物之母
Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường Danh.
Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu.
Đạo mà ta có thể nói đến được, không phải là Đạo thường còn. Danh mà ta có thể gọi được, không phải là Danh thật sự.
Vô danh là gốc của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật.
Cái Dụng () của Đạo tạo ra âm dương, nhị nguyên, những cặp đối đãi và từ sự biến hóa, chuyển động của âm dương mà phát sinh thế giới thiên hình vạn trạng.
Thiên Thai tông chủ trương "một niệm phát sinh tam thiên đại thiên thế giới xuất hiện" (一念三千) và Hoa Nghiêm tông nhấn mạnh đến khía cạnh "Lí sự vô ngại" và "Sự sự vô ngại". Sự tương tác, xuyên suốt của vạn vật chính là sự thể hiện của Phật tính. Hai tông nầy hợp lại gọi là Thiên Đồng
ĐẠO GIÁO THIÊN ĐỒNG
ĐẠO Giáo thông Thiên Vũ Trụ đồng
GIÁO duyên Phàm Thánh sánh Hư Không
THIÊN ban Sắc Lệnh Vũ Trụ thống
ĐỒNG Danh Đồng Hiệu với Hư Không
chủ trương kế thừa sự sùng bái thiên nhiên và sùng bái tổ tiên ( Đạo làm người hành đạo để giải thoát) Từ khi Thầy khai mở và phát triển Đạo Giáo Thiên Đồng đến nay đã có 900.000.000 ( chín trăm triệu tín đồ ) đăng ký theo thống kê của 1500 ngôi đạo quán của China ( Trung Quốc ) Tibet ( Tây Tạng ) và các nước gần 2700 ngôi đạo quán đã có thư thỉnh Thầy truyền Pháp. Đạo Giáo Không chỉ là một tôn giáo, dạy con người trở về với gốc Đạo, huyền đồng cùng vũ trụ, Đạo giáo còn đóng góp rất nhiều cho nền văn minh của Nhơn loại. Rất nhiều sinh hoạt độc đáo của người Nhơn loại đã lan truyền khắp thế giới có nguồn gốc xuất phát từ Đạo giáo. Đạo là Đạo chứ không phải cuồng Đạo, Đạo giáo trung nhận Thuấn là Địa Quan Đại Đế, NghiêuThiên Quan Đại Đế, Hạ VõThủy Quan Đại Đế.
Trong văn học Việt Nam, thời Nghiêu, Thuấn được dùng làm điển cố miêu tả thời thái bình, (ngoài) đường không lượm của rơi, (trong) nhà khỏi lo đóng cửa.
Điển cố này ảnh hưởng trong văn học cũng như các khía cạnh khác của đời sống người Việt Nam, kể cả tôn giáo. Bài “Cư Trần Lạc Đạo Phú” của vua Trần Nhân Tông (sư tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật giáo) có câu:
Đức Bụt từ bi, mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận;
Ơn Nghiêu khoáng cả, lọt toàn thân phô việc đã tha.
Các vua Việt Nam cũng dùng Nghiêu Thuấn là mẫu mực cho việc cai trị. Bên trong điện Thái Hòa (thành nội Huế), ngay trên ngai vua có bài thơ:
Văn hiến ngàn năm dựng
Núi sông vạn dặm xa
Hồng Bàng thuở lập quốc
Nghiêu Thuấn vững sơn hà.
Thời Trần, các vua nhường ngôi cho con về làm Thái Thượng Hoàng, thường được đặt tôn hiệu có tên của vua Nghiêu, với ngụ ý truyền thuyết vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn là người tài. Cách đặt này ngoài ngụ ý so sánh Thái Thượng hoàng như vua Nghiêu, còn so sánh vua kế vị như vua Thuấn.
Trần Thái Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Hiển Nghiêu.
Trần Thánh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Quang Nghiêu.
Trần Nhân Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Hiến Nghiêu.
Trần Anh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Quảng Nghiêu.
Trần Minh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Chương Nghiêu.
Nghiêu (2337 - 2258 TCN) là một vị vua huyền thoại ở Trung Quốc, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. cũng được gọi là Giao Đường Thị, ông sinh tại Nhân Phóng Huân hay Nhân Kỳ là con trai thứ hai của Đế Khốc và Khánh Đô. Ông cũng được gọi là Đường Nghiêu.
Thường được ca tụng là một vị vua tài giỏi và đạo đức, lòng nhân từ và sự cần cù của vua Nghiêu được coi là kiểu mẫu cho mọi vị vua và hoàng đế Trung Hoa khác. Buổi ban đầu lịch sử Trung Hoa, ba gương mặt, Nghiêu, Thuấn và Vũ rất thường được đề cập tới, và những nhà sử học thời sau tin rằng có thể họ đại diện cho những lãnh tụ của các bộ tộc liên minh đã thành lập nên một hệ thống trật tự chính phủ thống nhất trong một giai đoạn chuyển tiếp sang một xã hội phong kiến gia trưởng.
Theo truyền thuyết, Nghiêu lên ngôi vua khi mới 20 tuổi, chết khi 119 tuổi và ông truyền ngôi cho vua Thuấn, người được ông gả cho hai cô con gái từ trước. Trong nhiều cống hiến của mình, vua Nghiêu được cho là đã phát minh ra cờ vây.
Truyền thuyết "Sào Phủ Hứa Do" là một chuyện đời vua Nghiêu. Nhân vật Bành Tổ cũng được cho là một nhân vật của thời vua Nghiêu.
Thuấn là một vị vua huyền thoại thời Trung Quốc cổ đại, nằm trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Tên khi sinh Diêu Trọng Hoá. Ông cũng được gọi là Hữu Ngu Thị Thuấn nổi tiếng là người hiền đức trong thiên hạ. Theo truyền thuyết, mẹ ông mất sớm, cha lấy vợ khác và sinh ra Tượng. Dù bị mẹ con Tượng và cả người cha đối xử không tốt, Thuấn vẫn một mực hiếu thuận, giữ đúng đạo làm con.
Danh tiếng của Thuấn đồn xa. Ông được vua Nghiêu mời giúp cai quản việc nước và gả cho hai người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh. Sau một thời gian, Nghiêu già yếu, Thuấn được Nghiêu nhường ngôi khi 53 tuổi và chết khi 100 tuổi. Ông đặt thủ đô vương quốc tại Bồ Phản , Sơn Tây hiện nay. Ông cũng được gọi là Đại Thuấn hay Ngu Thuấn
Việc Nghiêu chọn Thuấn nhường ngôi chứ không nhường ngôi cho con mình là Đan Chu thường được sử sách đời sau coi là tấm gương mẫu mực của việc chọn người tài đức chứ không vì lợi ích riêng tư của dòng họ. Thời cổ đại, trị thủy để ổn định cuộc sống, phát triển việc cày cấy là việc cấp bách hàng đầu. Theo sử sách, Thuấn sai Cổn làm việc trị thủy. Cổn trị thủy không thành công nên bị Thuấn xử tội chết.
Thuấn lại dùng con Cổn là Hạ Vũ trị thủy. Sau nhiều năm, Hạ Vũ trị thủy thành công, vì thế được Thuấn chọn làm người kế vị. Thuấn không truyền ngôi cho con mình là Thương Quân mà trao ngôi báu cho Hạ Vũ.
Vua Vũ nhà Hạ , (2205 TCN-2198 TCN) là vua đầu tiên nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đầu tiên xác lập chế độ cha truyền con nối. Tên khi sinh là Tỉ Văn Mệnh thường được gọi là Đại Vũ Theo truyền thuyết, vua Vũ là vị vua đầu tiên của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc, được coi là người sáng lập ra triều đại này. Ông được nhớ tới nhiều nhất với tư cách là người đã có công phát triển kỹ thuật, Pháp thuật, chiến thuật trị thuỷ chinh phục các sông ngòi Trung Quốc. Vũ đã đào chín sông mới, khai thông 9 tuyến đường núi lớn, bỏ ra mười ba năm và khoảng 20.000 nhân công để hoàn thành nhiệm vụ.
Vũ cũng là người nổi tiếng về tính kiên trì và kiên quyết. Ông được kính trọng như một vị vua hoàn hảo. Các câu chuyện về công việc trị thủy của ông cho rằng trong thời gian làm việc, ông đã ba lần qua nhà mà không vào; có nghĩa là ông coi vấn đề trị thủy quan trọng hơn việc gia đình rất nhiều.
Theo Sử ký, từ thời Thuấn và Hạ Vũ, chế độ cống thuế đã hoàn bị. Cuối đời, vua Vũ đi săn bắn và hội họp chư hầu ở Giang Nam và mất tại đó. Ông được chôn cất ở nơi này. Theo giải thích của Sử ký, Cối (hay Hội) và Kê là việc hội họp chư hầu và khảo sát thành tích, vì vậy nơi ông mất và xây mộ được gọi là Cối Kê (hay Hội Kê)
Lăng mộ được xây dựng ở Cối Kê để tưởng nhớ ông. Một số hoàng đế sau này đã đi tới đó thực hiện các nghi lễ tưởng niệm ông, đặc biệt có cả Tần Thủy Hoàng. Lăng Đại Vũ , cũng đã được xây dựng trên di tích nơi các buổi lễ đó được thực hiện.
Trước thời vua Vũ, ngôi vua được kế tiếp cho người nào được cộng đồng coi là có đạo đức cao nhất, chứ không phải là truyền cho con. Ban đầu, Hạ Vũ đã chọn người hiền tài là Cao Dao thay mình, nhưng Cao Dao mất sớm nên ông chọn con Cao Dao là Ích.
Theo chính sử, con trai vua Vũ, Khải, đã chứng minh được khả năng của mình, được nhiều người ủng hộ hơn Ích và trở thành người thừa kế ngôi báu của cha, đánh dấu sự khởi đầu của một triều đại mới là nhà Hạ , triều đại đầu tiên của phong kiến Trung Quốc. Nó đã trở thành một hình mẫu cai trị dựa trên thừa kế ở Trung Quốc
Mọi người tin rằng, trong thời đại vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, thiên hạ không có tranh giành lợi ích, quyền lực, vua và người bình thường đều sống cuộc sống tốt đẹp và giản dị.
Ba vị Vua nầy cũng có Binh Thư Thánh Ký của Đạo Giáo Thiên Đồng để lại. Nên mới bình Thiên Hạ được dể dàng, Vậy chúng ta là hậu lai đã tái sanh từ ông bà cha mẹ, hay chính bản thân chúng ta,  lại không dùng binh thư thánh ký nhơn đức con người mà bình thiên hạ, mà lại xâu xé phân biệt nhau làm gì? Thầy đã nói ra huyết thống từ ngàn xưa cho tới nay, chúng ta phải bình tâm mà dừng lại mọi hoạt động dục vọng ham muốn, để xây dựng thế giới đại đồng, bình đẳng toàn cầu hóa. ở đây Thầy chỉ nói giới thiệu sơ qua ĐẠO GIÁO THIÊN ĐỒNG, còn Binh Thư Thánh Ký Thầy không Tiết lộ, Quý Cao Nhơn Hoan Hỷ.
Nam Mô A Di Đà Phật giáng lâm Chứng Minh
XÃ HỘI KHOA HỌC PHẬT GIÁO DỤC
Đạo Pháp – Dân Tộc – An Lạc
Vương Quốc Vạn An
Liên Tông Cửu Long Kim Pháp
Đạo Giáo Thiên Đồng
Phật Hoàng Trần An
Gia Tộc Vua Trần
Tác giả: MẬT ẤN TỊNH THỌ
( Geshe Rinpoche: Thích Quảng An )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét