Chào cả nhà, chúc cả nhà thân tâm an lạc, bình an cát tường
như ý, nguyện gì cũng được, làm gì cũng thành.
Thầy vắng nhà Google lâu quá, vì lo nhập tự tu sửa Mật Thất
trên đỉnh Quang Minh ở gần núi Thị Vãi, khi tu sửa xong Mật Thất Quang Minh
nầy, Thầy sẽ thọ ký cho những ai có duyên tu hành để về núi Thiên Cấm Sơn để
phụ giúp Thầy làm lễ mở núi, trong thời gian nhập tự tu sữa Mật Thất Quang Minh
nầy, Thầy cũng có đi hóa duyên khắp nơi vào những buổi chiều đi mua đồ ăn, Thầy
chạy xe đi trên đường từ phố thị cho đến trong làng, đều thấy những cảnh tượng
như vầy, Thầy thấy những người phụ nữ
chạy chiếc xe đạp, chở 5, 6 cái bao, đi thu mua ve chai, sắt dụng đồ phế thải.
Thầy đang chạy xe thì Trời đổ cơn mưa trút nước, bản thân
Thầy thì có áo mưa rồi, nhìn thấy bên đường có một người phụ nữ đang dắt chiếc
xe đạp chở đầy bao bị ngã xuống đường, Thầy mới dừng xe, dựng xe, tắt máy, khóa
xe, rồi chạy phụ giúp người phụ nữ nầy, chất đồ lên xe xong, ràn buộc lại cho
đàng hoàng, Thầy mới chỉ chổ Thầy đang xây dựng, Thầy nói, ngày mai cô đến chổ
của Thầy sẽ cho đồ xây dựng của thợ bỏ. Thế là Thầy lên xe về, đường ai nấy đi.
mấy ngày sau cô ấy mới tới cổng gọi Thầy, chú bảo vệ hỏi cô tìm ai? Cô nói, cho
tôi gặp Thầy Quảng An, chú bảo vệ nói, cô thông cảm, Thầy không có thời gian
tiếp cô đâu, vừa lúc đó Thầy ra cửa xem thợ làm, thì thấy hai người đôi co, cô
ấy thấy Thầy ra như cá gặp nước, gọi Thầy… Thầy… Thầy, Thầy đi ra mở cửa dắt cô
vào, rót nước mời như thượng khách, Thầy hỏi cô ấy ăn gì chưa? Cô ấy trã lời,
con chưa ăn Thầy ạ, Thầy kêu thị giả làm cho cô ấy một tô mì, cô ấy ăn xong,
Thầy hỏi cô ấy, cô có thường đi Chùa không? ở nhà có niệm Phật không? Cô ấy trã
lời, trước kia con đi chùa thường lắm, hay đi làm công quả, làm ra đồng nào đều
cũng làm phước cho nhà chùa, nhưng nghèo vẫn hoàn lại nghèo, con không thấy
phát triển khá hơn đâu Thầy ơi.
Mà lại bị gia đình chê trách, dòng họ lại la rầy cấm, bất
đồng gia đình, chồng thì chửi, con thì nói không nghe, chơi bời lêu lõng, cho
nên gia đình con nay suy sụp, ly thân gia đình, tự đi mà kiếm sống, bây giờ
nghe nói tới niệm Phật con sợ lắm Thầy ạ. Thầy mới hỏi cô ấy, cô có bao giờ
thấy Phật chưa? Nhất là ông Phật đang ngồi cười ở đó, Thầy vừa hỏi vừa chỉ tay
về hướng ngài Di Lạc Vương Tôn Phật, cô ấy trã lời, con thấy tượng và hình
thôi, chứ người thiệt làm gì có. Thầy hỏi tiếp, cô ấy bao nhiêu tuổi? cô ấy nói
47 tuổi Mùi tính theo tuổi ta, Thầy nói vậy thì cô niệm Phật cho Thầy theo số
47 năm, mỗi năm có 365 ngày, mỗi ngày một niệm, vậy là một ngày cô phải niệm
cho Thầy 17155 niệm Phật, ngày nào cũng phải đúng như vậy cho hết năm nay, mỗi
ngày Thầy sẽ trã lương cho cô khi cô niệm đủ số 17155 niệm Phật. cũng như văn ôn
võ luyện vậy, khi niệm Phật xong, cô hành thiền như Thầy chỉ, thì cô sẽ thấy
Phật, và đặc biệt là ngài Di Lạc Vương Tôn Phật.
Câu Thần chú như sau:
印佛王
Ấn Phật Vương
勅 Sắc
令 Lệnh
Thiền Mật Tông
Khi ta mặc cái áo nầy vào người,
Thì ta giải hết oan gia trái nghiệp
Khi ta mặc cái áo nầy vào người
Thì trí huệ của ta được thông minh
Học đâu thông đó, thi đâu đậu đó
Làm đâu tặng đó
Khi ta mặc cái áo nầy vào người
Thì ta nói mọi tầng lớp đều nghe
Từ già trẻ bé lớn,
cho đến sỉ nông công thương
canh tều ngư mục
đều nghe ta nói
Khi ta mặc cái áo nầy vào người
Từ Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh ,a tu la,
người, Thần , thánh, tiên, trời, Phật
Đều nghe ta nói
Nam Mô A Di Đà Phật
Khi ta mặc cái áo nầy vào người
Làm cho ta làm ăn phát tài phát lộc
Làm cho ta giàu sang phú quý
Tiền vô như nước
Tiền vô cửa trước
Vàng vô cửa sau
Hai cái gặp nhau
Chui vào két sắt
Một phần mua đất
Một phần xây nhà
Trở thành đại gia
Càng già càng sướng
Mọi chuyện không vướng
Mới dể tu hành
Tài lộc phát sanh
Tu thành chánh quả./.
Đây là câu thần chú thiền mọi lúc mọi nơi, đọc ra
tiếng hay đọc thầm trong tâm cũng được, hành động gì cũng đọc câu thần chú nầy,
chúng ta thay chử (cái áo) thành các vật khác, từ đi đứng nằm ngồi, chạy xe,
hay ăn uống v.v.v.
Linh Ứng không thể nghĩ bàn.
Cẩn Chí: Geshe Rinpoche: Thích Quảng An
Thế là cô ấy xin phép ra về, khỏi phải đi mua ve chai nữa,
cô ấy lo tu tập, đến bữa ăn Thầy cho người đem cơm tới, ngày qua ngày, cô cứ lo
tu tập, hàng xóm qua xem thấy cô ấy làm như vậy, đều bắc chước làm theo, mỗi
người đến niệm Phật đều đem thức ăn nước uống, và tập pháp môn Thầy truyền,
những người nầy giúp đở cho cô sửa nhà, điện, nước, thực phẩm, làm cho nhà cô
ấy được khang trang và nhộn nhịp, vui vẽ trong không khí có sức sống trở lại,
họ hàng đã gọi điện báo cho gia đình chồng con của cô ấy bất ngờ vào thăm, thấy
như vậy thì gia đình cô ấy đoàn tụ vui vẽ, vừa kiếm việc làm vừa lo tu tập, đến
7 ngày sau, cô ấy dắt cả gia đình vào thăm Thầy. Thầy mới hỏi, cô vào lảnh
lương phải không? cô ấy trã lời, không phải đâu Thầy ạ, chúng con tới thăm
viếng Thầy và cúng dường Tam Bảo, Thầy mới hỏi vậy cô thành Phật rồi sao? Cô ấy
cười rồi kể cho Thầy một giấc mơ như sau: con có thấy một đại hội có Phật Di
Lạc Vương là chủ tọa, con thấy hàng Tăng Ni hàng hà sa số đứng trước con, mà sao
ngài Di Lạc gọi con lên để trao giải ấn chứng Phật quả, con mới hỏi lý do, các
vị Tăng Ni không được, mà con được ấn chứng như vầy? ngài Di Lạc trã lời: các
vị ấy tu càng nhiều hưởng phước càng nhiều ngang bằng số phước của các vị ấy tạo
ra, có vị còn lạm dụng chức quyền địa vị mà phun phí phước tu tập, càng lên cao
chỉ còn chứng minh, chứng minh, chứng minh, công đức tu tập càng ngày càng lùi,
và không có thời gian niệm Phật đủ số như con đâu. Không có một vị nào hết đời
tu mà được ngài A Di Đà báo trước giờ đến rước đâu, chỉ thấy bệnh khổ phiền não
xâm nhập, lo âu rồi già, gần chết thì mọi người tới hộ niệm cho chết sớm gọi là
vãng sanh thôi. Thầy cười vui và nói, vậy cô đã được chư Phật thọ ký thì cố
gắng mà Tu tập, dìu dắt gia đình và mọi sinh linh khác mới được ứng chứng thật
sự ngoài đời không còn mơ nữa, Thầy mới đọc bài kệ:
Lời nói không cần vàng y
Lựa lời mà nói cho lòi vàng y
Ta nên cất kỷ vàng y
Cho tròn đạo hiếu mới là vàng y.
Tất cả đều cười, xin Thầy giải thích, trong giờ phút tịnh
trọng nầy, tất cả đều quỳ xuống để thỉnh Pháp, Thầy nói:
Lời nói không cần vàng y
Là tất cả mọi sinh linh, mọi chủng tộc, mọi tầng lớp màu da
đều nói lời từ bi hỷ xã, chứ không riêng vì ông Thầy hay Ni Cô, Sư Sãi ở chùa
mặc y vàng nói lời từ bi hỷ xã.
Lựa lời mà nói cho lòi vàng y
Là chúng ta nói làm sao, thuyết phục làm sao, cho mọi sinh
linh, từ vô hình, cho đến hữu hình đều nghe mình nói mà quy y theo mình tu tập
khoác y vàng để cứu độ chúng sinh mới gọi là cho lòi vàng y. người thuyết phục
được người khác tu hành được, thì người thuyết phục ấy xây được chín ngôi chùa
công đức.
Ta nên cất kỷ vàng y
Chúng ta đã có công tu tập, tạo dựng được tấm lòng vàng rồi,
thì nên giữ cho chắc và tạo thêm nhiều tấm lòng vàng nữa.
Cho tròn đạo hiếu mới là vàng y.
Tu đâu bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu, bậc chân
tu dù ở nhà, ở chợ hay ở chùa, cũng không nhiễm tạp niệm, tạp nhiễm thất tình
lục dục của thế gian mới tròn đạo hiếu, mới gọi là vàng y của nhà Phật được.
Khi Thầy giải thích vừa xong, cả gia đình cô ấy và hàng xóm
cô ấy xin Quy Y Tam Bảo tập sự để xuất gia. Nhỏ thì Thầy xin cho đi học, lớn
thì Thầy tạo công ăn việc làm buổi sáng, tối về chùa lo tu tập. đúng là An Lạc
cuộc sống của chư Phật xây chuyển.
XÃ HỘI KHOA HỌC PHẬT GIÁO DỤC
Đạo Pháp – Dân Tộc – An Lạc
Vương Quốc Vạn An
Liên Tông Cửu Long Kim Pháp
Đạo Giáo Thiên Đồng
Phật Hoàng Trần An
Gia Tộc Vua Trần
Tác giả: MẬT ẤN TỊNH THỌ
( Geshe Rinpoche: Thích Quảng An )
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Trả lờiXóa