Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Hồi Ký Tái Sanh



  Hồi ký tái sanh của Quảng An

Lỗ Khang công

Lỗ Khang công (trị vì 352 TCN-344 TCN), là vị quân chủ thứ 32 của nước Lỗ-chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông tên thật là Cơ Đồn, con của Lỗ Cung công, vị quân chủ thứ 31 của nước Lỗ. Năm 353 TCN, Lỗ Cung công mất, Cơ Đồn lên làm vua, xưng là Lỗ Khang công.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi.
Năm 344 TCN, Lỗ Khang công qua đời. Con ông là Lỗ Cảnh công lên nối ngôi.

Lịch Sinh

Lịch Tự Cơ (, hoặc Lệ Thực Kỳ, còn được gọi là Lịch Sinh (300 TCN - 203 TCN) là biện sĩ du thuyết cuối thời nhà Tần và thời Hán Sở trong lịch sử Trung Quốc. Ông theo giúp Lưu Bang đánh đổ sự cai trị của nhà Tần và chống Tây Sở Bá vương Hạng Vũ.

Lịch Sinh người làng Cao Dương, huyện Trần Lưu. Ông ham đọc sách, nhà nghèo không có nghề gì kiếm ăn nên làm người coi cổng ở làng. Dù ông không có địa vị cao nhưng những người hiền tài trong huyện không ai dám sai bảo coi thường ông. Người trong huyện đều gọi ông là người cuồng.

Hán Nguyên Đế

Hán Nguyên Đế (76 TCN – 33 TCN), tên thật là Lưu Thích là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Lưu Thích sinh năm 76 TCN, là con của Hán Tuyên Đế và hoàng hậu Hứa Bình Quân. Năm 49 TCN, sau khi vua cha qua đời, thái tử Lưu Thích lên ngôi, tức là vua Hán Nguyên Đế. Năm đó ông 28 tuổi

Đại Vũ Thần Vương

Đại Vũ Thần Vương (trị vì 18-44) là vị vua thứ 3 của Cao Câu Ly - một trong ba quốc gia của thời kỳ Tam Quốc Triều Tiên. Vua Thần Vương trong thời gian trị vì đã mở rộng lãnh thổ của Cao Câu Ly, tiêu diệt các nước và các bộ lạc nhỏ, đồng thời cũng là người đã tiêu diệt nước Đông Phù Dư.

Tên của ông là Giải Vô Tuất (Hae Muhyul), người con thứ 3 của Lưu Ly Vương và là cháu trai của Đông Minh Vương Cao Chu Mông. Vào năm 14, Vô Tuất được phong làm Thế tử lúc mới 11 tuổi, đến 4 năm sau kế vị ngai vàng khi vua Lưu Ly băng hà.
Trị vì  18 - 44
Đăng quang 18
Tiền nhiệm Lưu Ly Minh Vương
Kế nhiệm Mẫn Trung Vương
Vương tộc Dòng họ Cao
Thân phụ  Lưu Ly Minh Vương
Sinh  4
Mất  44 CN
An táng Daesuchonwon

Thái Tổ Đại Vương

Thái Tổ Đại Vương (47 – 146), thụy là Thái Vương, trị vì từ năm 53 – 146. Ông là vị vua thứ 6 của nhà Cao Cấu Ly. Ông lên ngôi vua sau khi Mộ Bản Vương bị ám sát. Dưới thời cai trị của vua Thái Tổ, đất nước Cao Cấu Ly bước vào thời kỳ phồn vinh, phát triển mọi mặt, về mặt quân sự được củng cố và mạnh mẽ, lãnh thổ được mở rộng. Thời gian trị vì 93 năm của ông rất dài, chấn chỉnh được mọi việc trong nước. Ông cũng là một trong những ông vua cai trị lâu dài và sống thọ tuổi trong lịch sử thế giới.
Làm vua được 93 năm, sau khi đã hoàn thành trách nhiệm của một anh quân, Thái Tổ băng hà. Người em trai của ông, Hae Suseong đã giết chết 2 người con trai của Thái Tổ và lên ngôi (theo Tam quốc sử kýTam quốc di sự), tức là Thứ Đại Vương. Việc Thứ Đại Vương giết con của Thái Tổ quả nhiên sau gặp quả báo, Tân Đại Vương về sau cũng giết chết con của Thứ Đại Vương vào năm 165.
Thái Tổ hưởng thọ 118 tuổi.

Hoài Hoàng hậu

Hoài Hoàng hậu (Chân thị (211 - 251), còn gọi là Chân Hoàng hậu ( là vợ của Ngụy Tề Vương Tào Phương, hoàng đế nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc.
Chân thị là người Vô Cấp thuộc quận Trung Sơn nước Ngụy (nay là huyện Định Nguyên thuộc tỉnh Hà Nam). Ông nội của bà là Chân Nghiễm, An Thành Hương Mục Hầu (sau đổi thành Ngụy Xương Mục Hầu), anh trai của Văn Chiêu Hoàng hậu, vợ cả của Ngụy Văn đế Tào Phi. Chân thị qua đời năm 251, thụy hiệu của bà chỉ có một chữ thay vì hai chữ là do chồng bà bị phế năm 254.

Giáo hoàng Fêlix I

Fêlix I, là vị giáo hoàng thứ 26 của giáo hội Công giáo. Ông được suy tôn là một vị thánh của Nhà thờ công giáo. Theo niên giám tòa thánh năm 1861 thì ông lên ngôi năm 269 và ở ngôi trong 5 năm. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định triều đại của ông bắt đầu từ ngày 5 tháng 1 năm 269 cho tới ngày 30 tháng 12 năm 274 khi ông chết vì tử vì đạo.
Tên lúc sinh   Felix
Tựu nhiệm 5 tháng 1 năm 269
Bãi nhiệm 30 tháng 12 năm 274
Tiền nhiệm Dionysius
Kế nhiệm Eutychian
Sinh Roma, Đế quốc Rôma

Qua đời  30 tháng 12 năm 274  Roma, Đế quốc Rôma

Hoàn Di (đầu Đông Tấn)

Hoàn Di (276 – 328), tự Mậu Luân, người Long Kháng, Tiếu Quốc, danh sĩ, quan viên nhà Đông Tấn, bị giết trong loạn Tô Tuấn. Ông là cha của quyền thần Hoàn Ôn, ông nội của Sở đế Hoàn Huyền.

Hoàn Di sinh ra trong 1 gia đình thế tộc, là cháu 9 đời của Kinh học đại sư Hoàn Vinh nhà Hán. Cha là Hoàn Hạo, làm đến Lang Trung, mất sớm.
Di mồ côi, nhà lại nghèo, tuy túng thiếu, nhưng luôn vui vẻ. Tính thông minh hào sảng, sớm đã rất nổi tiếng. Từ nhỏ đã có thâm giao với Dữu Lượng, rất được Chu Nghĩ xem trọng. Ông là 1 trong “Giang Tả bát đạt”, nổi tiếng vì những hành vi cuồng ngạo trong giới sĩ tộc miền nam.
Khi trưởng thành, bắt đầu làm Châu chủ bộ. Trong loạn bát vương, đi theo nghĩa binh của Tề vương Tư Mã Quýnh, được bái Kị đô úy. Khi Tư Mã Duệ (sau này là Tấn Nguyên đế) đang làm thừa tướng, nhận chức An đông tướng quân, Thuân Tù [2]lệnh. Sau đó được gọi làm Thừa tướng trung binh thuộc, rồi dời làm Trung thư lang, Thượng thư Lại bộ lang, bắt đầu nổi tiếng ở triều đình. Về sau vì Vương Đôn nắm quyền, kỵ hiềm những sĩ phu có tiếng tăm, nên cáo bệnh mà bỏ chức.
Năm Thái Ninh thứ 2 (324), Tấn Minh đế hạ chiếu thảo phạt Vương Đôn đang bệnh sắp chết, mệnh cho Hoàn Di làm Tán kị thường thị, tham gia bày mưu. Sau khi bình định loạn Vương Đôn, ông nhờ công được phong làm Vạn Ninh huyện nam.
Diêu Hoằng

Diêu Hoằng (Yáo Hóng) (388–417), tự Nguyên Tử , là hoàng đế cuối cùng của nước Hậu Tần trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai cả của Diêu Hưng, là người có lòng tốt song lại yếu đuối. Sau khi Diêu Hưng qua đời, nước Hậu Tần đã suy yếu trước các cuộc tấn công của nước Hạ và các cuộc nổi loạn của các em trai và em họ của Diêu Hoằng, nhân dịp này, tướng Lưu Dụ của Tấn đã thừa cơ chinh phạt Hậu Tần. Sau khi Diêu Hoằng đầu hàng, Lưu Dụ đã giải ông đến Kiến Khang rồi xử tử.

Thẩm Văn Tú

Thẩm Văn Tú (425 – 486), tự Trọng Viễn, người Vũ Khang, Ngô Hưng, tướng lĩnh nhà Lưu Tống. Ông có quan hệ họ hàng với danh tướng Thẩm Khánh Chi.

Cha là Thẩm Thiệu Chi, làm Nam trung lang Hành tham quân. Văn Tú ban đầu làm Quận chủ bộ, công tào sứ. Sau khi Thẩm Khánh Chi được trọng dụng, ông được thăng làm Phủ quân hành tham quân cho Đông Hải vương Lưu Y; rồi thăng lên Đông trung lang phủ cho Nghĩa Dương vương Lưu Sưởng, sang miền đông làm Tiền Đường lệnh, Phủ quân tham quân cho Tây Dương vương Lưu Tử Thượng, Vũ Khang lệnh, Thượng thư Khố bộ lang, bổn ấp (tức Vũ Khang) Trung chánh, Kiến Khang lệnh. Văn Tú buộc tội Tầm Dương vương Lưu Tiên giết gia nô, bị miễn quan, phạt thêm 100 trượng. Ít lâu sau được khôi phục quan chức.
Hiến Văn đế kính trọng tiết nghĩa của ông, đãi ngộ rất hậu, bái làm Ngoại đô hạ đại phu. Năm Thái Hòa thứ 3 (479) đời Hiếu Văn đế, dời làm Ngoại đô đại quan. Đế khen ngợi lòng trung thành của ông, ban cho 200 xúc lụa. Sau đó được ban chức Hoài Châu thứ sử, Giả Ngô quận công. Ông sống thanh bần, thi hành chánh sự khoan dung.
Văn Tú ở Ngụy 19 năm, mất khi đang ở chức. Đó là năm Vĩnh Minh thứ 4 nhà Nam Tề, tức năm Thái Hòa thứ 10 nhà Bắc Ngụy (486), hưởng thọ 61 tuổi.

Văn Tư Minh Vương

Văn Tư Minh Vương ( trị vì 491–519) là vị quốc vương thứ 21 của Cao Câu Ly. Ông là cháu trai của Trường Thọ Vương (413–490). Mặ dù phụ thân của ông là Cổ Trâu Đại Gia Trợ Đa (Gochudaega Joda) đã được Trường Thọ Vương phong làm thế tử song Trợ Đa đã mất trước khi có thể kế vị.
Văn Tư Minh Vương lên ngôi vào năm 491, Cao Câu Ly đã dời kinh đô của mình từ vùng đất Tập An hiện nay nằm bên thượng lưu sông Áp Lục đến Bình Nhưỡng. Việc di dời này diễn ra trong bối cảnh có sự kình định căng thẳng với hai vương quốc còn lại của Tam Quốc Triều TiênTân LaBách Tế.
Văn Tư Minh Vương duy trì mối quan hệ gần gũi với nhiều triều đại khác nhau tại Trung Quốc, nổi lên sau sự sụp đổ của nhà Hán, đáng chú ý trong số này là Bắc Ngụy, Nam Tề, và Lương, nhận sắc phong từ các chính thể này, trong khi tiếp tục chính sách đối đầu hung hãn với Bách Tế và Tân La ở phía nam.
Sách sử Triều Tiên thế kỷ 12 là Tam quốc sử ký (Samguk Sagi) đã thuật lại rằng những tàn dư của Phù Dư Quốc đã quy phục Cao Câu Ly vào năm 494 sau khi họ thất bại trước người Mạt Hạt. Đầu thế kỷ thứ 6, Cao Câu Ly dưới thời trị vì của Văn Tư Minh Vương cũng đã cảm nhận được áp lực từ các cuộc xâm lược của Mạt Hạt, Tân La và Bách Tế.
Năm 498, ông cho xây dựng ngôi chùa Kim Cương tự (Geumgangsa). Kế vị Văn Tư Minh Vương là người con cả Hưng An.

An Nguyên Vương

An Nguyên Vương ( trị vì 531–545) là quốc vương thứ 22 của Cao Câu Ly. Ông là đệ của An Tạng Vương, và được cho là cao lớn và sáng suốt.
Khi An Tạng Vương qua đời mà không có người nỗi dõi vào năm 531, Lương Vũ Đế đã phong cho ông làm quốc vương. Vào tháng trị vì thứ ba của ông, hoàng đế Ngụy đã gửi chiếu trỉ phong ông làm sứ trì tiết, tán kị thường thị, lĩnh hộ Đông Di giáo úy, Liêu Đông quận khai quốc công và Cao Câu Ly Vương, cho ông lễ phục, đồ trang sức, xe ngựa và bản vị liên quan.
Hai vương quốc khác trong Tam Quốc Triều TiênBách TếTân La, đã hình thành liên minh đối đáp lại mối đe dọa của Cao Câu Ly, dẫn đến một nền hòa bình tương đối cân bằng. Trong cuộc xung đột duy nhất dưới thời trị vì của An Nguyên Vương, tháng 9 âm lịch năm 540, Bách Tế đã bao vây thành Ngưu Sơn (Usan), song An Nguyên Vương đã cử 5.000 kị binh đến và đẩy lui những kẻ tấn công.
Cao Câu Ly phải hứng chịu nhiều thảm họa thiên nhiên trong suốt thời gian trị vì của An Nguyên Vương như lũ lụt, động đất, giông bão, mộ bênh dịch nghiêm trọng, hạn hán gay gắt và nạn châu chấu.
Đệ nhát phu nhân của An Nguyên Vương không sinh được con trai. Vào năm trị vì thứ ba, ông phong người con cả giữa ông và phu nhân thứ hai làm thế tử, tức Dương Nguyên Vương sau này. Tuy nhiên, vào năm cuối An Nguyên Vương trị vì, có một cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai vị phu nhân thứ 2 và thứ 3 của ông do cả hai đều muốn con trai mình làm thái tử.
Tầng lớp quý tộc chia làm hai phe, dẫn đến các cuộc chiến bạo lực và nhà vuia dường như đã bị giết chết trong cuộc xung đột này. Sự chia rẽ nội bộ này đã kéo theo sự suy giảm đáng kể vương quyền cả cả Cao Câu Ly trong những năm tiếp theo. Nhà vua mất vào tháng 3 âm lịch năm 545, sau 15 năm trị vì.

Anh Dương Vương

Anh Dương Vương (trị vì 590–618) là quốc vương thứ 26 của Cao Câu Ly. Ông là con trai cả của Bình Nguyên Vương. Ông được lịch sử biết đến nhiều vì đã đẩy lui một loạt cuộc tấn công xâm lược của nhà Tùy từ năm 598 đến 614, còn gọi là chiến tranh Cao Câu Ly-Tùy. Ông đã chống đỡ được bốn chiến dịch của quân Tùy do Tùy Văn ĐếTùy Dạng Đế cử đến, bao gồm cả cuộc đại tấn công năm 612, khi có trên một triệu quân xâm chiếm lãnh thổ Cao Câu Ly.
Tam quốc sử ký thuật lại rằng Anh Dương Vương là người có uy tín và là một nhân vật hào hiệp, và "thực hiện các quyết tâm của mình để làm giảm những đau khổ của thế giới và mang hòa bình đến cho người dân" (Tam quốc sử ký, "sử Cao Câu Ly", tập 19). Ông được phụ thân phong làm thái tử năm 566, và kế vị ngai vàng năm 590.
Anh Dương Vương lên ngôi trong bối cảnh gia tằng kình địch giữa Tam Quốc Triều Tiên là Cao Câu Ly, Bách TếTân La, cũng như việc nhà Tùy thống nhất Trung Quốc và tăng thêm tham vọng. Ban đầu Anh Dương Vương có được mối quan hệ thân mật với Tùy, được Tùy Vũ Đế sắc phong làm Cao Câu Ly Vương theo truyền thống chư hầu Trung Hoa. Đồng thời, Anh Dương Vương tằng cường mối quan hệ với các bộ lạc Khiết ĐanMạt Hạt ở phía bắc, một hành động chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại Trung Quốc do phụ thân ông khởi xướng.
Tuy nhiên, năm 598, Tùy Văn Đế đã nổi giận khi quân Cao Câu Ly xâm nhập bán đảo Liêu Đông, một vùng mà Tùy tuyên bố chủ quyền. Coi đây là một sự sỉ nhục lớn, cộng thêm tham vọng địa chính trị muốn tái lập quyền bá chủ đối với những khu vực nhà Hán cai quản trước đây, Tùy Văn Đế đã cho 300.000 quân xâm lược Cao Câu Ly vào năm 598. Cuộc xâm lược của Tùy năm 598 đã bị chặn đứng do bệnh tật và thời tiết (một cơn bão khủng khiếp đã tàn phá đội tàu xâm lược).
Năm 607 Tùy Dạng Đế phát hiện ra Cao Câu Ly tiếp xúc với Khải Dân Khả Hãn (?-609), hãn của Đông Đột Quyết, một nước chư hầu khác của Tùy. Điều này đã thuyết phục Dạng Đế khởi động một chiến dịch với 1.133.800 quân tấn công Cao Câu Ly bằng đường bộ và đường biển vào năm 612. Một lần nữa đội quân này lại bị Cao Câu Ly đánh bại, nổi bật nhất là Trận Tát Thủy do tướng Ất Chi Văn Đức (Eulji Mundeok) lãnh đạo quân Cao Câu Ly.
Năm 613, và tiếp đến là năm 614, Tùy Dạng Đế lại tiếp tục cho mở các chiến dịch chống Cao Câu Ly song đều không thành công. Trong khi Anh Dương Vương đã không hề xuất hiện tại triều đình Tùy để chịu khuất phục trước một cuộc tấn công khác đã được lên kế hoạch, thì bù lại chỉ là những rối loạn trong nước và sự sụp đổ sau đó của Tùy năm 618. Cùng năm đó Anh Dương Vương mất, kế vị ông là người đệ khác mẹ Cao Kiến Vũ.
Trong khi đó, Cao Câu Ly đã tấn công hai vương quốc ở phía nam là Bách TếTân La trong một nỗ lực bất thành nhằm tái chiếm khu vực Seoul ngày nay. Tân La phải hứng chịu cuộc tấn công của cả Cao Câu Ly và cả cựu đồng minh Bách Tế, đã tìm đến nhà Tùy. Tân La về sau liên minh với triều đại kế thừa của nhà Tùy là là nhà Đường, và thống nhất phần lớn bán đảo năm 668.

Bảo Tạng Vương

Bảo Tạng Vương (trị vì 12- 642–668) là vị quốc vương thứ 28 và cuối cùng của Cao Câu Ly, vương quốc cực bắc trong Tam Quốc Triều Tiên. Ông được lãnh đạo quân sự Uyên Cái Tô Văn (Yeon Gaesomun) đưa lên ngai vàng. Thời kỳ trị vì của ông chấm dứt khi Cao Câu Ly thất thủ trước liên quân giữa nhà ĐườngTân La.

Thời gian trị vì của ông được thuật lại trong hai cuốn sách cuối cùng của tập sử Cao Câu Ly trong Tam quốc sử ký. Bảo Tạng là con trai người đệ của Vinh Lưu Vương. Năm 642, tướng Uyên Cái Tổ Văn tiến hành chính biến và giết chết Vinh Lưu Vương cùng nhiều người ủng hộ khác. Bảo Tạng Vương được đưa lên ngôi.
Với mục đích thuyết phục Cao Câu Ly chống lại Bách Tế, Tân La đã cử Kim Xuân Thu đến yêu cầu sự cam kết của quân đội hai bên song Cao Câu Ly đã không đồng ý.
Trong suốt thời gian cai trị của mình, Bảo Tạng Vương được coi là một quốc vương bù nhìn, ngụy trang cho tính hợp pháp của hành vi cai trị quân sự của Uyên Cái Tổ Văn. Với sự xúi bẩy của Uyên, Bảo Tạng Vương đã ủng hộ Đạo giáo và ra chỉ dụ đàn áp Phật giáo trong nước, tức quốc giáo trước đó của đất nước. Cao Câu Ly cũng phải trải qua nhiều thảm họa thiên nhiên trong uốt thời kỳ cai trị của ông, Cao Câu Ly tiếp tục cuộc chiến chống lại Tân La ở miền nam và tiến hành liên minh với Bách Tế. Tân La càng bị cô lập hơn nữa khi Cao Câu Ly phục hồi quan hệ với Nụy tại Nhật Bản. Năm 642, Tân La cử Kim Xuân Thu đến để thương lượng một hiệp ước, song khi Uyên Cái Tổ Văn yêu cầu trao trả lại khu vực Seoul ngày nay thì cuộc đàm phán bị đổ vỡ, dẫn đến việc Tân La liên minh với Đường.
Năm 645, Đường Thái Tông đã dẫn một đội quân lớn tấn công Cao Câu Ly bằng cả đường bộ lẫn đường thủy, song Uyên Cái Tổ Văn và Dương Vạn Xuân (Yang Manchun) đã đẩy lui được cuộc xâm lược, cũng như cuộc tấn công nhỏ hơn sau này của Đường. Năm 654, Cao Câu Ly tấn công Khiết Đan, những người đã liên minh với Đường. Năm 655, Cao Câu Ly và Bách Tế tấn công Tân La.
Vương quốc Bách Tế cuối cùng thất thủ trước liên quân Tân La-Đường vào năm 660. Uyen Cái Tổ Văn đã đánh bại một cuộc xâm lược lớn tại Bình Nhưỡng năm 661 và tại sông Tát Thủy năm 662, song Tân La và Đường nay có thể tự do tập trung và tăng cường các cuộc tấn công của họ chống lại Cao Câu Ly. Năm 663, phong trào phục quốc Bách Tế chấm dứt và lãnh đạo của nó là Phù Dư Phong (Buyeo Pung) đào thoát đến Cao Câu Ly.
Sau cái chết của Uyên Cái Tổ Văn năm 666, Bảo Tạng Vương đã không thể giành được quyền kiểm soát trên toàn đất nước, mà thay vào đó là sự tàn phá bởi một cuộc tranh giành kế vị giữa các con trai của Uyên.

Omar bin Abd al-Aziz

Omar bin Abd al-Aziz (sinh khoảng 682 – mất tháng 2 năm 720 ) là khalip của nhà Omeyyad từ năm 717 tới 720. Khác với các khalip trước, ông không phải là người kế vị theo kiểu cha truyền con nối, mà là khalip được bầu lên. Tuy nhiên, ông là em họ của người tiền nhiệm Suleyman bin Abd al-Malik, và là con trai của em Abd al-Malik (cha của Suleyman) là Abd al-Aziz.

Tại vị  717 – 720
Tiền nhiệm  Suleyman bin Abd al-Malik
Kế nhiệm  Yazid bin Abd al-Malik
Tên đầy đủ  Omar bin Abd al-Aziz
Bộc lạc Banu Abd Shams
Thân phụ  Abd al-Aziz bin Marwan
Thân mẫu Umm Asim bin Asim
Sinh 682
Mất  720

Mông Bì La Các

Khun Borom Rachathirath là tổ tiên theo thần thoại của các sắc tộc Thái, được người Lào và các dân tộc khác coi là tổ phụ của dân tộc mình. Trong sử sách Trung Quốc, Khun Borom được xác định là Bì La Các , tức người đã hợp nhất Lục Chiếu thành Nam Chiếu và trị vì từ năm 728 đến 748. Ông nhận được hỗ trợ quân sự và sắc phong từ Đường Huyền Tông, đến năm 740 đã lập đô tại Thái Hòa gần Thành cổ Đại Lý hiện nay.

Mông Bì La Các là đệ ngũ đại chiếu của Mông Xá Chiếu, là đệ nhất đại quốc vương của Nam Chiếu, con trai của Thịnh La Bì. Năm 728, Thịnh La Bì bệnh thệ, Bì La Các lên kế vị, đại bại Đông Nhị Hải Man, thiết lập Đông Châu. Đường Huyền Tông phong cho Bì La Các là Đài Đăng Quận Vương. Tháng 2 năm 729, nhà Đường đánh bại Thổ Phồn, công hạ Diêm Nguyên, trong Lục Chiếu thì Đằng Đạm Chiếu, Lãng Khung Chiếu, Thi Lãng Chiếu cùng Hà Man dựa vào Thổ Phồn, trong khi Việt Đích Chiếu, Mông Huề Chiếu và Mông Xá Chiếu (Nam Chiếu) thì quy phục nhà Đường.
Đương thời, thực lực của Nam Chiếu là tối cường, mong muốn thống trị Lục Chiếu. Nhà Đường khi đó đã hạ bớt được căn thẳng trên vùng biên ải với Thổ Phiên cũng như các đường biên khác, và đã giúp đỡ Nam Chiếu thống nhất các bộ lạc. Năm 737, nhà Đường phái ngự sử Nghiêm Chính Hối trợ giúp Nam Chiếu công hạ thành Thạch Hòa, thành Thạch Kiều, chiếm Thái Hòa, trục xuất Hà Man, về sau sáp nhập các Chiếu.
Năm Khai Nguyên thứ 26 (738), Bì La Các cầu Đường trợ giúp đánh bại La Quân Chiếu Điên Chi Thác, Lãng Khung Chiếu Chí La Quân, Thi Lãng Chiếu Bàng La Điên, Việt Tích Chiếu Vu Tặng, Mông Hề Chiếu Nguyên La, sách nhập ngũ chiếu. Nhà Đường phong cho Bì La Các làm Vân Nam Vương, ban danh là Mông Quy Nghĩa. Bì La Các lấy vùng tây Nhị Hà (tức Nhĩ Hải) làm cơ sở kiến lập nên Nam Chiếu Quốc. Năm sau, dời đô về thành Thái Hòa (tức thành cổ Đại Lý ngày nay). Năm 748, Bì La Các qua đời, nhà Dường sắc phong cho kì tử của công là Các La Phượng làm Vân Nam Vương

Vương Long

Vương Long (Triều Tiên: Wang Ryung Trung Quốc: Wáng Lóng, mất năm 828-897) là cha của Vương Kiến, tức Cao Ly Thái Tổ. Sau khi con ông thành lập nhà nước Cao Ly, ông được tôn hiệu Long Kiến (Ryunggeon; ), Văn Minh (, Munmyeong; ), miếu hiệu Thế Tổ (Sejo; ), thuỵ hiệu Uy Vũ Đại Vương (Wimudaewang;).
Tên khai sinh Khai Thành (Gaeseong; ), là con trai thứ tư của Tác Đế Kiến (, Jakjaegeon ;), tức Ý Tổ ( Euijo) và Yong Nyeo , tức Uy Túc Vương Hậu ( Wisuk wanghu).
 Thân phụ : Tác Đế Kiến
Thân mẫu : Wonchang Vương Hậu - Mộng Phu Nhân (Mong Bu'in)
Con trai : Vương Kiến

Lý Biện

Nam Đường Liệt Tổ (900_ 943), cũng gọi là Nam Đường Tiền Chủ , tên gọi là Lý Biện , hay Lý Thăng, trước đó gọi là Từ Chi Cáo , là người thành lập ra nước Nam Đường, một trong những nước thành công nhất trong Thập quốc của thời Ngũ đại Thập quốc (907-960).

Vươn lên quyền lực

Lý Biện là con nuôi của Dương Hành Mật, người thành lập nước Ngô, nhưng sau đó ông lại được tướng Từ Ôn nhận làm con nuôi và đổi tên ông thành Từ Chi Cáo.
Nhờ vào thế lực của quyền thần họ Từ trong nước Ngô, thế lực của Từ Chi Cáo cũng phát triển theo đó. Từ Chi Cáo nối Từ Ôn trở thành quyền thần trong triều, lấn át các vua Ngô họ Dương.
Năm 936, nhà Hậu Đường ở trung nguyên bị Thạch Kính Đường mượn quân nhà Liêu vào lật đổ. Với danh nghĩa kế tục nhà Đường, năm 937, Từ Chi Cáo cướp ngôi vua Ngô, đổi sang họ Lý, lấy tên là Lý Biện và lập ra nước Nam Đường.

Trị vì

Mặc dù có thời gian trị vì không lâu, chỉ có 6 năm nhưng Liệt Tổ Lý Biện đã khá thành công trong việc xây dựng quốc gia Nam Đường hùng mạnh. Tuy không thành công trong việc thống nhất Trung Quốc, Lý Biện đặt cơ sở cho sự mở rộng quốc gia mà sau này con ông là Lý Cảnh kế tục đã mở rộng sang SởMân.
Lý Biện kế tục nước Ngô định đô tại Nam Kinh và đưa nơi đây trở thành một trong 3 trung tâm văn hoá - nghệ thuật chính của miền nam Trung Quốc thời Ngũ Đại Thập Quốc, cùng với Thành Đô của Hậu ThụcHàng Châu của Ngô Việt.

Hô Duyên Tán

Hô Duyên Tán 943 – 1000, người Thái Nguyên, Tịnh Châu là tướng lĩnh nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Xuất thân quân nhân

Họ Hô Duyên có gốc gác Hung Nô, từ sau đời Lưỡng Tấn dần được Hán hóa. Hô Duyên Tán sinh ra trong 1 gia đình quân sự, cha là Truy Châu mã bộ đô chỉ huy sứ Hô Duyên Tông nhà Hậu Chu.
Tán buổi đầu gia nhập quân đội làm lính Kiêu kỵ, rồi được Tống Thái Tổ đề bạt làm Kiêu hùng quân sứ.

Kiêu dũng thiện chiến

Năm Càn Đức thứ 2 (964), Tán theo bọn đại tướng Tây Xuyên hành doanh tiền quân đô bộ thự Vương Toàn Bân từ Phượng Châu  tiến xuống phía nam chinh thảo Hậu Thục, đánh hạ cửa ngõ biên giới phía bắc của Tứ Xuyên là Kiếm Môn . Ông làm tiền phong, xung phong phá trận, chịu nhiều vết thương. Sau khi ban sư nhờ quân công được thăng làm Phó chỉ huy sứ. Đầu những năm Thái Bình Hưng Quốc (976 – 984) đời Tống Thái Tông, lại được tuyển làm Thiết kỵ quân chỉ huy sứ.
Năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 4 (979), Tán theo Thái Tông ngự giá đánh thành Thái Nguyên, đô thành của Bắc Hán. Thành bị vây lâu ngày nhưng vẫn ngoan cường chống cự, ông hăng hái xông pha, 4 lần ngã khỏi tường lại 4 lần trèo lên, có tác dụng to lớn cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân Tống. Thái Tông đích thân thưởng cho Tán rất nhiều vàng, lụa. Cuối cùng, Bắc Hán phải dâng thành đầu hàng.
Thái Tông muốn nhân sĩ khí lên cao để giành lại 16 châu Yên, Vân mà Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường đã dâng cho nhà Liêu, đa phần quần thần tán đồng, Tán lại nằm trong số ít bất đồng với quan điểm này. Quả nhiên quân Tống đại bại ở Cao Lương Hà .

Kém tài quản trị

Cùng năm, Thái Tông muốn tăng cường phòng ngự nhà Liêu ở phía bắc, mệnh cho ông đi theo Thôi Hàn trấn thủ Định Châu. Về sau lại thăng làm Mã bộ quân phó đô quân đầu.
Năm Ung Hi thứ 3 (986), nhà Tống bắc phạt lại thất bại, quân Liêu phản kích, xâm nhập biên cương và cướp bóc tan hoang nhiều địa phương. Tán dâng lên Thái Tông trận đồ, sách lược, tự đề cử bản thân đi đóng đồn ở biên cương, tấn công Khiết Đan để rửa nhục. Vì thế Thái Tông triệu kiến ông, mệnh cho biểu diễn võ nghệ. Tán đánh roi múa sóc, rồi lại sai 4 con trai là Tất Hưng, Tất Cải, Tất Cầu, Tất Hiển thay nhau biểu diễn, Thái Tông rất tán thưởng, ban cho ông vàng lụa, ban cho các con của ông áo, đai.
Năm Đoan Củng thứ 2 (989), Tán ra ngoài lĩnh chức Phú Châu thứ sử. Năm Thuần Hóa thứ 3 (992), lại nhiệm chức Bảo Châu thứ sử, Ký Châu phó đô bộ thự. Trong việc tổ chức quân đội đồn trú, ông có nhiều khiếm khuyết, vì thế bị đổi làm Liêu Châu thứ sử. Nhưng Tán không có tài quản trị, vì vậy quay lại đảm nhiệm các loại quân chức như Đô quân đầu, sau đó được lĩnh chức Phù Châu thứ sử, gia Khang Châu đoàn luyện sứ.

An phận giữ mình

Năm Hàm Bình thứ 2 (999), Tán theo Tống Chân Tông tuần hành đến Đại Danh, đảm nhiệm Hành cung nội ngoại đô tuần kiểm. Chân Tông muốn bổ nhiệm thêm các tướng lĩnh, mọi người tranh nhau kể công, chỉ có ông là tự nhận mình lương bổng dư dật, mà chưa làm gì để báo ơn nước, xin lui về. Người hiểu chuyện đều khen ông biết an phận giữ mình.
Năm sau (1000), triều đình mệnh cho Tán nắm đội nghi vệ ở viên lăng của Nguyên Đức hoàng thái hậu. Sau khi trở về thì qua đời. Con trai là Tất Hiển thay chức Phó đô quân đầu.

Tính cách, hành vi

Tán can đảm, dũng mãnh nhưng hung tợn, khinh suất, thường nói muốn chết trên chiến trường. Ông xăm trên mình mấy chữ “xích tâm sát tặc”, còn làm như vậy với thê thiếp và nô bộc trong nhà. Các con trai thì trước sau bị xăm mấy chữ “xuất môn vong gia vi quốc, lâm trận vong tử vi chủ”.
Tán có tính cách quái đản, hành vi bất kể tình lý. Vào lúc trời rét đậm, ông dùng nước lạnh tắm cho con trai, hy vọng sau này lớn lên thằng bé sẽ chịu được cái lạnh mà khỏe mạnh hơn người. Khi con trai có bệnh, ông cắt đùi để nấu canh mà chữa.
Tán chế ra các thứ khí giới Phá trận đao, Hàng ma xử (chày), lại có Thiết chiết thượng cân (khăn đội đầu làm từ những miếng sắt) hai bên có mũi nhọn. Những thứ này đều nặng mười mấy cân. Ông thường chít khăn đỏ, cưỡi ngựa Chuy, phục sức quái dị.

Lý Thái Tông

Lý Thái Tông (10001054, tên thật Lý Phật Mã , còn có tên khác là Lý Đức Chính  là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1028 đến năm 1054. Ông sinh tại kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình, Việt Nam.

Lý Thái Tông là con trưởng của Vua Lý Thái Tổ. Các nhà nghiên cứu lịch sử như Trần Bá Chí theo các thần phả hán nôm ở cố đô Hoa Lư khẳng định mẹ Lý Phật Mã là Lê Thị Phất Ngân, con gái Lê Đại HànhDương Vân Nga
Lý Thái Tông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000) ở chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi vua mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người có trâu ấy cho là điềm không lành, lấy làm lo ngại. Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà người ấy cười mà nói rằng: "Đó là điềm đổi mới thôi, can dự gì đến nhà anh" thì người ấy mới hết lo.Tương truyền thuở nhỏ ông đã có 7 nốt ruồi sau gáy như chòm sao thất tinh (sao Bắc Đẩu).
Trị vì 10281054
Tiền nhiệm Lý Thái Tổ
Kế nhiệm Lý Thánh Tông
 Vợ 8 hoàng hậu (Mai thị, Vương thị, Đinh thị, Thiên Cảm,...)
Tên thật Lý Phật Mã , Lý Đức Chính
Miếu hiệu Thái Tông
Triều đại  Nhà Lý 
Thân phụ Lý Thái Tổ
Thân mẫu Linh Hiến hoàng thái hậu Lê thị
Sinh  29 tháng 7, 1000
Mất  3 tháng 11, 1054 (54 tuổi) Việt Nam
An táng Thọ Lăng
Tôn giáo Phật giáo

Nestor Nhà chép sử

Nestor Nhà chép sử (khoảng 1056 – khoảng 1114) là người được coi là một trong các tác giả của biên niên sử Đông Slav (Tiểu thuyết của những năm tạm bợ, tiếng Nga: Повесть временных лет), Cuộc đời của Thánh Theodosius và tiểu sử của các thánh BorisGleb (quyển Борис и Глеб - Cuộc đời của Boris và Gleb) cũng như của người sáng lập ra tu viện Kievo-Pecherska là thánh Feodosii Pecherskii. Ông được phong thánh (gọi tôn kính là Đức Cha Nestor Nhà chép sử).
Nestor là một tu sĩ của Tu viện nam Kievo-Pecherska từ năm 1073, khi mới 17 tuổi. Chi tiết duy nhất khác về cuộc đời ông mà người ta biết đến một cách đáng tin cậy là ông đã đã được ủy nhiệm cùng hai thầy tu khác trong việc tìm kiếm các di vật của Thánh Theodosius, một nhiệm vụ mà ông đã hoàn thành mỹ mãn. Người ta cũng đồn rằng ông đã ủng hộ công tước đang trị vì là Svyatopolk II của Rus Kiev và đảng phái thân Scandinavia của ông này cũng như không ưa thích ảnh hưởng của Hy Lạp đối với Kiev.
Biên niên sử của ông bắt đầu với Đại hồng thủy, giống như các nhà viết sử thời đó từng làm. Dường như ông đã rất am hiểu về các tác phẩm của các nhà sử học của Đế quốc Byzantine; đặc biệt là của John MalalasGeorge Hamartolus. Ông có lẽ cũng đã có các biên niên sử (hiện nay đã mất) khác bằng ngôn ngữ Slav để từ đó có thể biên soạn, chỉnh lý lại. Nhiều truyền thuyết đã hòa trộn lẫn với Biên niên sử của Nestor; phong cách viết đôi khi mang tính chất thi ca, có lẽ là do ông đã hợp nhất các bylina mà hiện nay không còn.
Trong vai trò của người tận mắt chứng kiến thì ông chỉ có thể miêu tả thời kỳ trị vì của Vsevolod I và Svyatopolk II (1078-1112), nhưng ông có thể đã thu được nhiều chi tiết thú vị từ miệng những người già cả, hai trong số đó có thể là Giurata Rogovich của Novgorod, người có thể đã cung cấp cho ông thông tin về miền bắc của Rus, sông Pechora và các khu vực khác, cùng Yan Vyshatich, một nhà quý tộc 90 tuổi, mất năm 1106. Nhiều chi tiết dân tộc học mà Nestor cung cấp về các chủng tộc khác nhau của người Slav có giá trị cao.
Học thuyết hiện tại về Nestor cho rằng Biên niên sử là tác phẩm chắp vá của nhiều mảng rời rạc trong các biên niên sử khác, và tên tuổi của Nestor được gắn liền với nó là do ông đã viết phần lớn hoặc có lẽ là do ông đã xếp các mảng rời rạc đó lại với nhau. Tên của tu viện trưởng Sylvester được thêm vào một số bản viết tay như là tác giả.
Nhà sử học Nga Sergey Mikhaylovich Solovyov (1820-1879) nhận xét rằng Nestor không thể coi là nhà chép sử Nga đầu tiên, nhưng ông là người đầu tiên đưa ra quan điểm dân tộc trong sử sách của mình, những người khác chỉ đơn thuần là tác giả địa phương. Ngôn ngữ trong công trình của ông, như thể hiện trong các bản chép tay sớm nhất có đề cập tới, là tiếng Slav cổ với nhiều từ đã được Nga hóa.
Thi thể được coi là của nhà chép sử thời Trung cổ này có thể được nhìn thấy trong số các di vật được bảo quản trong các hang động tại Tu viện nam Kievo-Pecherska.
Những người theo Chính Thống giáo Đông phương tưởng nhớ thánh Nestor Nhà chép sử vào các ngày 27 tháng 10 (lịch cũ)/9 tháng 11, 28 tháng 9 (lịch cũ)/11 tháng 10 và trong tuần thứ hai của mùa ăn chay.
Kim Thái Tổ
Hoàng đế nhà Kim
Trị vì  28/1/1115 – 19/9/1123
Tiền nhiệm  Kim Thái Tông
Hậu duệ
Tên thật  Hoàn Nhan A Cốt Đả
Tên Hán: Hoàn Nhan Mân
Thụy hiệu Ứng càn Hưng vận Chiêu đức Định công Nhân minh Trang hiếu Đại thánh Vũ Nguyên hoàng đế
Miếu hiệu Thái Tổ
Triều đại nhà Kim
Thân phụ  Kim Thế Tổ Hoàn Nhan Hặc Lý Bát
Thân mẫu Dực Giản hoàng hậu Noa Lại thị 
Sinh 1/8/1068
Mất 19/9/1123 Trung Quốc
An táng  Hòa lăng, sau đổi thành Duệ lăng, sau di dời tới núi Đại Phòng, nhưng vẫn gọi là Duệ lăng


Kim Thế Tông
Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Kim
Trị vì 10/1161 – 1/1189
Tiền nhiệm  Kim Hải Lăng Vương
Kế nhiệm  Kim Chương Tông
Vợ  Chiêu Đức hoàng hậu Ô Lâm Đáp thị

Trương nguyên phi

Lý nguyên phi

Lương chiêu nghi

Thạch Mạt tài nhân
Hậu duệ  10 con trai và 1 con gái (xem văn bản)
Tên húy  Hoàn Nhan Ô Lộc

Hoàn Nhan Tụ

Hoàn Nhan Ung
Niên hiệu Đại Định: 1161-1189
Thụy hiệu Quang thiên Hưng vận Văn đức Vũ công Thánh minh Nhân Hiếu hoàng đế
Miếu hiệu Thế Tông
Triều đại Nhà Kim
Thân phụ  Kim Duệ Tông Hoàn Nhan Tông Nghiêu
Thân mẫu  Mẹ đích: Khâm Từ hoàng hậu Bồ Sát thị

Mẹ sinh: Trinh Ý hoàng hậu  Lý thị
Sinh 1123
Mất 1189 Trung Quốc
An táng  Hưng Lăng

Louis X của Pháp Louis X (tháng 10 năm 12895 tháng 6 năm 1316), được gọi là le Hutin, là vua Navarre (như Louis I) từ 1305vua Pháp từ năm 1314 đến khi băng hà.
Ông sinh ra tại Paris, Pháp, là con trai của Philippe IV của PhápJeanne I của Navarre. Ông đã được thừa kế danh hiệu vua xứ Navarre vào 2 tháng 4 năm 1305, khi mẹ ông băng hà. Khi cha ông băng hà (1314), ông lên ngôi vua Pháp và chính thức đội vương miện tại Reims vào tháng 8 năm 1315.
Vua của Pháp và Navarre

Bá tước của Champagne
Tại vị 29 tháng 11 năm 13145 tháng 6 năm 1316
Đăng quang  24 tháng 8 năm 1315
Tiền nhiệm  Philip IV của Pháp
Kế nhiệm Jean I của Pháp
Hôn phối Margaret của Bourgogne

Clémence d'Anjou
Hậu duệ Jeanne II của Navarre

Jean I của Pháp
Hoàng tộc  NhàCapet
Thân phụ Philip IV của Pháp
Thân mẫu Jeanne I của Navarre
Sinh tháng 10 năm 1289 Paris, Pháp
Mất  5 June 1316 Vincennes, Val-de-Marne, Pháp
An táng Nhà thờ lớn Saint-Denis
 

Charles IVTính của Lúc-xăm-bua
Vua của Bohemia, Đức Vua, Hoàng đế La Mã Thần thánh Đức
Ngày sinh:1316/05/14
 Ngày của sự chết: 1378/11/29
Nơi sinh:
Lúc-xăm-bua
chết:
Prague
Nguyên nhân của cái chết:
"Slow sốt"
chôn cất: Metropolitan Nhà thờ St Vitus Cathedral, Praha
Ngày bầu cử của vua:1346/11/07
Ngày đăng quang: 1355/05/04
Reign:
1346 - 1378
Vợ, chồng: Blanche của Valois (1317 - † 1348)
Hôn nhân gia ngày: 1329-05-00
Con: Margaret (1335), Catherine (1342)
Vợ, chồng: Anna của Bayern (1329 - † 1353)
Hôn nhân gia ngày: 1349/03/04
Con: Wenzel (1350)
Vợ, chồng Anna Silesia Schweidnitz (1339 - † 1362)
Hôn nhân gia ngày: 27/05/1353:
Con: Elizabeth (1358) Wenzel (1361)
Vợ, chồng: Elizabeth của Pomerania (1335 - † 1393)
Hôn nhân gia ngày: 1363-00-00
Con:Anna (1366), Sigismund (Sigmund) (1368), John (1370) Karl (1372)
Margaret (1373)

Trần Thiếu Đế  vua thứ 12 và là vua cuối cùng của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên húy là An sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam.
Vua nhà Trần An
Sinh năm 1396
Vãng sanh: 15.12.1445
An Táng: Thôn An Mỷ, Xã Mỷ Cát, huyện Phù Mỷ, Tỉnh Bình Định, Việt Nam
Trụ Vì 1398- 1400
Tiền nhiệm Trần Thuận Tông
Tên húy  Trần An
Niên hiệu Kiến Tân (1398 - 1400)
Thụy hiệu Thiếu Đế
Triều đại Nhà Trần
Thân thế
Trần Thiếu Đế là con trưởng của vua Trần Thuận Tông, mẹ là Khâm Thánh hoàng hậu Thánh Ngâu (con gái lớn của Hồ Quý Ly). Trần Thiếu Đế sinh năm 1396, lên ngôi tháng 3 năm Mậu Dần (1398) lúc mới chỉ có 2 tuôi, thậm chí còn chưa biết lạy.
Hồ Quý Ly thao túng triều đình nhà Trần, sau khi phế truất Thuận Tông, đưa Thiếu Đế lên ngôi nhằm từng bước đoạt ngôi của nhà Trần. Thiếu Đế tuy gọi là vua nhưng chỉ là hư vị.
Sự lộng hành của Hồ Quý Ly
Bà Thánh Ngâu, mẹ của vua Thiếu Đế, là con gái lớn của Hồ Quý Ly, vì thế Quý Ly là ông ngoại của Thiếu Đế. Sau khi Thiếu Đế lên ngôi, Quý Ly tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại vương. Quý Ly cũng đem giết chết 370 người đã mưu mô giết Quý Ly, trong đó có thái bảo Trần Nguyên Hãng và thượng tướng Trần Khát Chân.
Ngay trong khi Thiếu Đế đang ở ngôi, năm 1399, Quý Ly tự xưng là Quốc tổ Chương hoàng đế ra vào dùng 12 lọng vàng; con thứ là Hán Thương xưng Nhiếp Thái phó, con cả là Hồ Nguyên Trừng làm tư đồ.
Tình hình Đại Việt lúc này càng thêm hỗn độn, giặc cướp Nguyễn Nhữ Cái nổi lên có hàng vạn người, cướp boc bừa bãi, khiến triều đình bó tay, mãi 4 tháng sau An phủ sứ Đông lộ Nguyễn Bằng Cử ra quân đánh dẹp mới yên.
Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn (1400), vua Thiếu Đế bị ép nhường ngôi. Hồ Quý Ly sai tông thất nhà Trần và quần thần phải 3 lần dâng biểu khuyên mới chịu nhận làm vua. Quý Ly lên ngôi đặt niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu, lại đổi lại họ cũ của mình là họ Lê thành họ Hồ (xem chú thích trong Trần Thuận Tông).
Thiếu Đế bị phế nhưng vì là cháu của Hồ Quý Ly nên không bị giết, chỉ bị giáng xuống làm Bảo Ninh Đại vương. Vương triều Trần sụp đổ.
Maximilian I.
Thái tử của Áo
Roman Đức Vua và Hoàng đế
Biệt hiệu: hiệp sĩ cuối cùng
Phương châm: "BELLA gérant ALII'TU Felix Áo NUBE = cuộc chiến tranh có thể dẫn những người khác, bạn, hạnh phúc Áo, kết hôn. »
Ngày sinh:1459/03/22
Ngày của sự chết: 1519/12/01
Nơi sinh:Wiener Neustadt, Lower Austria
cái chết: Wels, Upper Austria
Nguyên nhân của cái chết:
đi  xem chôn cất đột ngụy
Wiener Neustadt, Nhà thờ St George trong lâu đài cũ. Tim urn trong quan tài của Mary of Burgundy (Tượng đài mộ tại Innsbruck là trống)
Ngày bầu cử của vua:1486
ngày đăng quang:1493
Reign:
1493 - 1519
Vợ, chồng: Mary of Burgundy (1457 - † 1482)
Hôn nhân gia ngày: 1477/08/19
Hôn nhân nơi: Ghent
Con: Philip (I) (1478) ,Margaret (1480) Franz (1481)
Maximilian II
Vua của Bohemia, King of Hungary
Roman Đức Vua và Hoàng đế
Phương châm sống: bảo vệ "providebit Deus = Đức Chúa Trời. »
Ngày sinh:
1527/07/31
Ngày của sự chết: 1576/10/12
Nơi sinh:
Vienna
chết: Regensburg
Nguyên nhân của cái chết:
Nằm Ngủ chết luôn
Nơi chôn cất:Metropolitan Nhà thờ St Vitus Cathedral, Praha
Ngày bầu cử của vua:
1562, 1563, 1562
ngày đăng quang:1564
Reign:1564 - 1576
Vợ, chồng: Maria (1528 - † 1603)
Hôn nhân gia ngày: 1548/09/13
Hôn nhân diễn ra: Valladolid, Tây Ban Nha
Con: Anna (1549) Ferdinand (1551) Rudolf II (1552) Ernst (1553)
Elizabeth (1554)
Marie (1555) Matthias (1557) Maximilian III. (1558)
Albert VII (1559)
Wenzel (1561) Friedrich (1562) Marie (1564)
Karl (1565)
Margaret (1567) Eleonore (1568)

Ferdinand II
Vua của Bohemia và Hungary
Hoàng đế La Mã Đức
Phương châm: "HỢP PHÁP CERTANTIBUS = trung thực với các chiến"
Ngày sinh:1578/09/07
Ngày của sự chết:1637/02/15
Nơi sinh:Graz
chết:Vienna
Nguyên nhân của cái chết:Viêm phổi
chôn cất: Lăng tại nhà thờ, Graz
Ngày bầu cử của vua:
1617 và 1618
ngày đăng quang:1619
Reign:
1619 - 1637
Vợ, chồng: Maria Anna của Bavaria (1574 - † 1616)
Hôn nhân gia ngày: 1600/04/23
Hôn nhân nơi: Graz
Con:Christine (1601)Karl (1603) Johann Karl (1605)
Ferdinand III. (1608)
Anna Marie (1610)
Cecilia (Renate) (1611)Leopold Wilhelm (1614)
Vợ, chồng: Eleonora Gonzaga của Mantua (1598 - † 1655)
Hôn nhân gia ngày: 1622/04/02
Hôn nhân nơi: Innsbruck

Leopold I.
Vua của Hungary và Bohemia
Roman Đức Vua và Hoàng đế
Phương châm: "CONSILIO ET INDUSTRIA = Klug và dai dẳng. »

Ngày sinh:1640/06/09
Ngày của sự chết:1705/05/05
Nơi sinh:Vienna
chết:Vienna
Nguyên nhân của cái chết:"Vú cổ chướng"
 chôn cất:Imperial Crypt ở Vienna
Ngày bầu cử của vua:1655, 1656, 1657
ngày đăng quang:1658
Reign:1658 - 1705
Vợ, chồng: Margaret Theresa của Tây Ban Nha (1651 - † 1673)
Hôn nhân gia ngày: 1666/12/12
Hôn nhân nơi: Vienna
Con:Ferdinand Wenzel (1667)Marie Antonie (1669)
Johann Leopold (1670)Anna Marie Antonie (1672)
Vợ, chồng: Klaudia Felicity của Tyrol (1653 - † 1676)
Hôn nhân gia ngày: 15/10/1673
Hôn nhân nơi: Vienna
Con: Anna Marie Sofie (1674) Marie Josefa Clementine (1675)
Vợ, chồng: Eleonore Magdalene của Neuburg (1655 - † 1720)
Hôn nhân gia ngày: 1676/12/14
Hôn nhân nơi: Passau
Con: Joseph I (1678) Christine (1679) Marie Elisabeth (1680)
Leopold (Joseph) (1682)
Anna Marie Josefa (1683) Marie Therese (1684)
Charles VI. (III) (1685)
Marie Josefa (1687)
Marie Magdalene Josefa (1689)
Mary Margaret (1690)

Gotthilf Ludwig Bernhard BARKOW
Sinh năm  1842/05/04 ở Marquardsmühl, Kr CamminChết :1842/10/14 ở Milwaukee / Wisconsin
cũng đề cập đến trong Louis KB Hoff
Bí Tích Rửa Tội: 1842/6/4 trong Marquardsmühl, Kr Cammin
(Cha), Carl Friedrich August BARKOW
Không có anh, chị, em ruột!
(Mẹ) Dorothea Sophia JüCH

Đại lão Hòa thượng: Thích Chánh Thành  thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 38 pháp húy Đạt Thới hiệu Chánh Thành. Tục danh Phạm Văn Vịnh, sinh năm Quý Dậu (1872), niên hiệu Tự Đức năm thứ 26, tại làng Tân Nhuận Đông, tỉnh Sa Đéc,(nay là tỉnh Đồng Tháp)
Ngài thị hiện chút duyên lành và an nhiên thu thần Tịch diệt vào lúc 3 giờ khuya ngày 25 tháng 6 Năm Kỷ Sửu (20-07-1949).
Trụ thế 77 Xuân.
An cư 54 Hạ lạp. 
Trụ trì 47 Đông.

Trần Văn Truyện ( Chuyện )
Sinh năm : 03.01.1969 ( 15.11.Mậu Thân 1968 )
Nơi sinh: Bến Tre
Quê quán: Ấp 6, xã Châu Bình, huyện: Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre, Việt Nam
1975 Học trường nuôi dạy con em Liệt sĩ LÝ TỰ TRỌNG
390 Hoàng văn Thụ phường 4 Quận  Tân Bình TPHCM
1986 Học Đại Học y khoa nguyễn trãi
23.4.1987 Du học Y Khoa ở CHDCD
1992 xuất gia với Ngài Đạt Lai Lạt Ma 14.
Pháp danh: Quảng An
Nhập thất núi tuyết : 6 tháng, thi đậu cao cấp Phật học inTibet
2000 về Việt Nam
2003 cầu pháp Hòa Thượng: Thích Trí Tịnh Chủ Tịch GHPGVN
Pháp tự : Hoằng Giáo. ( Vạn An Tự )
Lời cầu pháp:
Quảng An Bạch: Bạch Hòa Thượng: Hôm nay có duyên lành còn sống sót trên cõi đời được gặp Hòa Thượng như gặp được chánh pháp của Phật. Hòa Thượng cho con xin cầu pháp Tu học
Hòa Thượng nói: Đồ Gian Xão vô đây làm gì?
Quảng An: lạy Hòa Thượng 3 lạy
Hòa Thượng hỏi: Hiểu không mà lạy?
Quảng An Bạch: Bạch Hòa Thượng con hiểu
Hòa Thượng nói: Hiểu cái gì nói ra cho ông nghe
Quảng An Bạch: Hòa Thượng nói GIAN XÃO tức là GIAO SẢN
Ý Hòa Thượng nói là Thâm niên tu học của Hòa Thượng  sẽ truyền lại cho con, tre già măng mới mọc.
GIAN – N = GIA, GIAN – GI = AN.  tức là gia an tu mới được
XÃO – O = XÃ, XÃO – X = ÃO  tức là xã ão mộng tu mới được GIAO SẢN
Hòa Thượng dạy: Từ nay trở đi không được lên đây nữa, sẽ làm Tăng Ni Tứ chúng lộn xộn. thôi đi đi
Quảng An lạy tạ ra đi

2005 cầu pháp Thượng Tọa Thích Giác Thiện
Pháp hiệu : Hải Lạc
Thượng Tọa nói: Ta là y chỉ sư giúp nghi lễ tu học thôi

15.04.Mậu Tý ( 2008 ) cầu pháp Hòa Thượng: Thích Phổ Tuệ Pháp Chủ GHPGVN
Mật danh: Mật Ẩn Tịnh Thọ

Quảng An Bạch: Bạch Hòa Thượng: Hôm nay có duyên lành còn sống sót trên cõi đời được gặp Hòa Thượng như gặp được chánh pháp của Phật. Hòa Thượng cho con xin cầu pháp Tu học

Hòa Thượng Nói: Ôi. Ba con gà, bốn con voi, bốn con voi ba con gà.
Hòa Thượng hỏi : Có hiểu không?
Quảng An Bạch: Bạch Hòa Thượng con hiểu và lạy ba lạy
Hòa Thượng nói: Hiểu cái gì nói ra cho ta nghe
Quảng An Bạch: Ba là Tam, Gà là Kê tức là Tam Kê,
Ý nói Tam Kê là Tê Cam. Tu hành dù có tê có mỏi cũng phải cam lòng cam chịu
Bốn là Tứ, Voi là Tượng, tức là Tứ Tượng
Ý nói Tứ Tượng là Tướng Tự, Tướng ở Tự chính là ông Phật ngồi để mình cúng hàng ngày đó.
Muốn thành Phật phải cam lòng cam chịu dù có mỏi mệt, tê mỏi.
Hòa Thượng dạy: Nếu con hiểu rồi thì đi đi đừng trở lại.
Khi ta cần ta sẽ gọi
Quảng An lạy tạ Hòa Thượng rồi ra đi
MẬT Ấn Pháp Chủ đã trao truyền
ẤN truyền Đất Việt xuống Nam Thiên
TỊNH Tu các Pháp đều tăng tiến
THỌ Ấn Lạc Bang Vạn An truyền./. 

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét