Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Mở Cửa Đạo Pháp phần 1

Mô Phật Đạo Tổ Từ Bi giáng kiết tường Phật Bồ Tát Ma Ha Tát. Thầy  chúc cho cả nhà thân tâm thanh tịnh bình an kiết tường như ý.
Trong tuần qua Thầy vào thất nhập định, vừa hoàn thành thì có rất nhiều tín chủ đến hỏi thăm và cầu tài lộc, thời gian đã thuận tiện nên Thầy  cũng giảng đôi chút về việc thờ cúng và tín tâm cầu tài lộc là theo thuyết nhân quả và phước điền như sau:
Cuộc sống đời thường là không thể thoát ly khỏi tiền tài vật chất. Sự khao khác của người đời đối với tiền tài và sự giàu có là một tâm lý phổ biến. Tiền tài vật chất đem lại cho con người cuộc sống dễ chịu và tốt đẹp hơn, thỏa mãn những nhu cầu vật chất, đồng thời đem lại cho họ sự mãn nguyện về tinh thần ở mức độ nhất định. Trên một chừng mực nào đó, tiền tài chính là sự tượng trưng cho thân thế và địa vị, bởi vậy có thể nói rằng ham làm giàu là tâm lý chung của hầu hết mọi người.
Vậy Trong Đạo chúng ta là từ Phật Giáo nâng cấp lên thành Đạo với tư cách là một Đạo siêu việt xuất thế sẽ nhìn nhận thế nào về tiền tài vật chất? Xét về bản chất, Đạo là một đỉnh cao trí thức hài hòa và cởi mở nên cũng giữ một thái độ bình hòa trung dung đối với tiền của, chủ trương" lấy có Đạo, dùng có Đạo".Thuận ứng với tâm lý ham làm giàu của số đông quần chúng, và cũng là để làm lợi cho chúng sinh, Đạo đặc biệt là bao gồm các tôn giáo dùng tất cả các chiêu thức cầu tài, cầu lộc cầu phước, nhất là Mật Tông Tây Tạng đã đặt ra rất nhiều vị thần tài cùng những pháp môn tu luyện tương ứng, nhằm thỏa mãn nguyện vọng tìm kiếm phúc đức và tiền tài của những tín dồ trung thành.
Mật Tông Tây Tạng tổng hợp những tinh hoa trong giáo nghĩa của ba thừa là Tiểu thừa, Đại thừa và Mật thừa, xử lý một cách khéo léo hai vấn đề cứu cánh của Phật Giáo là giải thoát và thành Phật, ( Phật là Thiện Tri Thức ) biết dùng trí huệ , tiền của vật chất cho đúng nơi đúng chổ, có tầm ảnh hưởng quan trọng trên phạm vi thế giới. Đó chính là lý luận "tức thân thành Phật" yêu cầu người tu hành thức dậy tính giác ngộ trong chính bản thân mình, tu hành trong kiếp này, chứng quả cũng trong kiếp này, lý luận này có sức hấp dẫn rất lớn đối với người tu hành hiện đại. Mật Tông Tây Tạng ngoài việc sở hữu một hệ thống pháp môn tu trì nghiêm mật, còn có rất nhiều pháp môn phượng tiện nhằm giải quyết những khó khăn trở ngại của chúng sinh, phương pháp thờ cúng thần tài chính là một trong những pháp môn phương tiện đó.
Các pháp môn tu trì của Mật Tông Tây Tạng có thể chia thành bốn loại lớn, gồm phép tức diệt, phép tăng ích, phép kính ái và phép hàng phục. Pháp môn thần tài thuộc về phép tăng ích. Là một pháp môn phương tiện của Phật giáo, pháp môn thần tài dùng để hóa độ chúng sinh, thể hiện rõ tôn chỉ giáo hóa của Phật"trước dẫn dụ bằng dục, sau cho nhập Phật trí". Để khiến con người từ bỏ dục vọng, phải áp dụng phương pháp"muốn bắt phải thả",áp dụng pháp môn thần tài để giúp chúng sinh có đủ tiền tài và phúc đức, sau đó dẫn dắt họ làm việc thiện, tu theo đạo Phật. Bởi vậy, pháp môn thần tài chính là con đường tốt đẹp nhằm dẫn dắt chúng sinh đến với Phật pháp. Với những người theo Đạo Phật, pháp môn thần tài cũng là một dạng thức tu hành. Khi có được một cơ sở vật chất nhất định, tự nhiên có nhiều điều kiện tốt hơn để tiến hành bố thí, cúng dường, hành thiện tích đức, trợ giúp người khác. Trong xả hội vật chất hiện nay, điều kiện đó càng trở nên quan trọng.
Các vị thần tài trong Mật Tông Tây Tạng thường kiêm nhiệm nhiều chức trách khác nhau, ngoài chức trách bảo vệ Phật pháp, họ còn có nhiệu vụ quản lý, phù hộ cho sự nghiệp, danh lợi của chúng sinh.Thần Tài Bản Môn và thần tài hộ pháp đều nhận được sự thờ phụng sùng kính của cả tăng nhân và dân chúng. Và như vậy trang bị cho mọi người những tri thức toàn diện và hệ thống về pháp môn thần tài. Thầy dành một dung lượng khá lớn để giới thiệu một cách toàn diện về các vị thần tài của Mật Tông Hoàng Gia Trần Triều. Ngoài ra để đem lại nhận thức đúng đắn cho người mới học, Thầy sẽ cung cấp những quan niệm cần thiết trong phép tu thần tài, những lý luận cơ bản và các bước tu hành căn bản của Mật Tông Hoàng Gia Trần Triều, như vậy sẽ giúp độc giả hiểu được những ý nghĩa và tông chỉ chính xác của pháp môn thần tài.
Thần Tài là vị phần chưởng quản về của cải và sự giàu có của nhân gian, bởi vậy cũng là một trong những vị thần tài được nhân gian ưa chuộng nhất. khi Phật Giáo được du nhập vào đất Việt, và đều hóa thân của chư Phật, Bồ Tát, nhằm ban phát tiền tài, phúc đức cho chúng sinh, Cầu trong sạch, dùng hợp lý, không tham niệm về tiền tài của cải, Phật giáo quan niệm rằng” lấy có Đạo, dùng có Đạo”tức không phủ định bản thân tiền tài và sự giàu có, mà chỉ phản đối các hành động làm giàu, kiếm tiền bằng thủ đoạn phi nghĩa, sử dụng tiền không hợp lý, thái độ chấp trước đối với tiền tài gây hại cho bản thân. Phật giáo ủng hộ và khuyến khích những tiền của trong sạch, được sử dụng hợp lý để bố thí.
Trước khi trình bày về các vị thần tài của Mật Tông Hoàng Gia Trần Triều, chúng ta cần phải có nhận thức đúng thề thái độ của Đạo đối với tiền của vật chất.
Đạo nhận định rằng,"tài, sắc, danh, thực, thụy" là các dục vọng lớn nhất của loài người, và gọi chúng là năm căn địa ngục, mà "tài" được đặt ở vị trí đầu tiên trong danh sách đó, chứng tỏ niềm khát vọng của con người dối với tiền của là mãnh liệt đến chừng nào. Bởi vậy chúng ta dễ nhầm tưởng rằng, Đạo vốn luôn chủ trương xuất thế ắt hẳn phải phản ứng quyết liệt tiền của, làm giàu. Thực tế này không khỏi khiến nhiều người nghi hoặc, rốt cuộc, lập trường của Đạo đối với tiền của ra sao?
thứ nhất, khi chúng có nguồn gốc bất chính hoặc có được bằng những thủ đoạn xấu xa bất nghĩa.
Thú hai, khi chúng sử dụng thiếu hợp lý, xa hoa lãng phí.
Thứ ba, khi chúng ta quá chấp trước đối với tiền của mà tự làm hại bản thân. Thế nhưng trong đời sống hàng ngày, những trường hợp phạm ba sai lầm trên là vô số kể.
Trong kinh Phật cũng có nhắc đến"tiền của trong sạch"(tịnh tài). Tiền của trong sạch không những là điều kiện tất yếu để duy trì cuộc sống, mà còn có thể làm lợi cho xã hội, tạo phúc cho nhân loại. Tiền của trong sạch là những tiền của không phạm phải ba sai lầm kể trên, tức: có nguồn gốc chính đáng, có được nhờ sức lao động và trí tuệ của bản thân, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đồng thời bản thân không tham chấp trước tiền tài, nhận thức được bản chất thực sự của tiền tài, sẽ không bị tiền tài làm hư hại.
Quan niệm của Đạo đối với tiền tài là” phi thiện phi ác”. Đạo không phủ định hoàn toàn tiền của, tuy nhận định”tiền vàng là rắn độc”, nhưng cũng thừa nhận tiền của chính là nguồn vốn để duy trì Đạo Pháp , hoằng pháp. Tín đồ hiếu Đạo nếu muốn có tiền của, trở nên giàu có, trước hết phải hiểu rõ về nhân quả, để mở rộng phúc điền, bố thí chúng sinh, có được năng lực sinh tồn, đồng thời cũng phải tuân thủ pháp luật và làm đúng theo Đạo lý loài người.

Bước thức nhất cầu Tài: ( Tín chủ đứng trước Tam Bảo hay đứng giữa Trời cũng được, thắp sáng đèn, đốt trầm hương ( các loại hương nếu có ) và tịnh tâm nắm mắt lại 1 phút hít sâu, giữ hơi, thở ra cho đều… sau đó mở mắt ra đọc:
Tâm chánh định như như bất động
Phật Ba Thân nhân thế khó tìm
Trăm ngàn muôn kiếp đảo điên
Vô minh dứt sạch chứng liền Pháp Thân
Nay con nguyền chứng ngôi Chánh Giác
Độ chúng sinh như cát Sông Hằng
Thân tâm này nát như trần
Hồng Ân Chư Phật chút phần báo ân
Cung thỉnh Thế Tôn lại chứng minh
Đời năm trược con xin vào trước
Một chúng sinh quả Phật chưa thành
Con nguyền không chứng Vô Sanh Niết Bàn
Đại hùng Đại lực Đại từ bi
Giúp con dứt sạch si mê buồn phiền
Để sớm được lên miền Thượng giác
Ngồi Đạo tràng bát ngát Mười phương
Hư không có thể tiêu tan
Nguyện con kiên cố không hề lung lay
Nam Mô Thường Trụ thập phương Phật
Nam Mô Thường Trụ thập phương Pháp
Nam Mô Thường Trụ thập phương Tăng
Hiện thời  giây phút uy linh
Nguyện cầu Chư Phật chứng minh hộ trì
Nhân loại thấm nhuận từ bi
Thế giới hòa ái thiết thi Đạo mầu   
Trên thời đền đáp Ân sâu  
Dưới thời tế độ hàm thâu muôn loài
Tiễn đưa nghiệp cũ đi rồi
Đón mừng phước lộc thọ sang Đạo lành
Thiện nghiệp nỗ lực tu hành
Ác nghiệp đoạn tuyệt tơ mành không vương
Hiện thời chánh định niêm hương
Nguyện cầu muôn hướng ngàn phương thanh bình
Không còn khói lửa đao binh
Tiêu tan cừu hận bất bình can qua
Bất luận chủng tộc quốc gia
Bất luận oán kết trầm kha não lòng
Hận thù thù hận chất chồng
Từ Bi xóa sạch đẹp trong chan hòa
Bắc cầu Đạo Lý giao thoa
Chúng sinh thân thiện kết tòa sen tươi
Vị tha chín bỏ làm mười
Tự tu tự độ thời thời an khương
Thôn quê thành thị phố phường
Người người hoan hỷ thanh lương đậm đà
Chúc Mừng trần thế bá gia
Vạn An  Vạn Hạnh Vạn nhà thơm hoa
Cầu cho mưa thuận gió hòa
Thu, Đông, Xuân, Hạ bốn mùa an vui
Thiên tai chấm dứt hết rồi
Hạn hán kết thúc, không thời nhiễu nhương
Cơm ngon gạo trắng ngát hương
Ấm no hạnh phúc kiết tường muôn dân
Giàu nghèo san sẻ tương lân
Tình người nhân loại lượng phần thắm tô
Phân chia kỳ thị cuốn cờ
Văn minh chậm tiến thứ nầy bỏ đi
Nơi đâu cũng có từ bi
Là nơi dẹp hết sân si kiếm tầm
Nơi đâu cũng có trăng rằm
Đẩy đưa nguyệt khuyết nặng oằn mà chi
Đời người ngắn ngủi qua đi
Trăm năm thử hỏi đáng gì hay sao
Sống cho đạo đức thanh cao
Xấu xa ích kỷ đổ vào hố sâu
Lục độ vạn hạnh làm đầu
Cứu nhân độ thế là câu trau mình
Sống đời cống hiến hy sinh
Sống đời phụng sự quang minh tuyệt vời
Bảo ban con cháu nên người
Lục thân quyến thuộc mỉm cười an nhiên
Hiện thồi phúc lộc linh thiêng
Phật Từ gia hộ mọi miền trần gian
Năm châu bốn biển hòa vang
Chúng sinh quy hướng Đạo Vàng Pháp Vương
Nam Mô Tam Bảo mười phương
Chứng minh gia hộ cát tường lạc bang.
Chúng con nguyện thệ bước sang
Về nơi Di Lạc từ bi cứu đời
Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ Sanh Di Lạc Vương Tôn Phật
Nam Mô Phật Hoàng Trần An Di Lạc Vương Tôn Phật
Nam Mô Quá Khứ Trang Nghiêm Kiếp Thiên giáng kiết tường Phật
Nam Mô Hiện Tại Hiền Kiếp Thiên giáng kiết tường Phật
Nam Mô Vị Lai Tinh Tú Kiếp Thiên giáng kiết tường Phật.

Tịnh Pháp Giới Chơn Ngôn:
Án lam tóa ha. (3 lần)
Tịnh Tam Nghiệp Chơn Ngôn:

Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần)
AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN:
Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, án độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha. (3 lần)
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN:
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)
Xong đốt hương và nguyện hương

Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương.
Phưởng phất khắp mười phương.
Cúng dường ngôi Tam Bảo,
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sinh,
Cầu Phật từ gia hộ,
Tâm Bồ Đề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ Giác (o )

Kỳ Nguyện: (Riêng cho vị chủ lễ)
Tư thời đệ tử chúng đẳng ……. phúng đọc, trì, tụng kinh chú, xưng tán hồng danh, tập thử công đức, nguyện thập phương thường trú Tam Bảo, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đức tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật, Đức đương lai hạ sanh Di Lạc Vương Tôn Phật từ bi gia hộ cho đệ tử ...pháp danh .....phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng, Bồ đề đắc quả, cùng tất cả chúng sanh đồng thành Phật Đạo.

(Đứng dậy cấm hương lên lư rồi chấp tay đứng thẳng và niệm lớn)

KỆ TÁN-DƯƠNG PHẬT-BẢO
Pháp vương vô-thượng tôn
Tam-giới vô luân thất
Thiên nhơn chi Ðạo-sư
Tứ-sanh chi từ-phụ
Ư nhứt niệm quy-y
Năng diệt tam-kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán-thán
Ức kiếp mạc năng tận.
QUÁN TƯỞNG
Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,
Ngã thử đạo tràng như Ðế-châu,
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,
Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ. (1 xá)
- Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tận hư-không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị-lai thập-phương chư Phật, Tôn-Pháp, Hiền-Thánh Tăng, Thường-trú Tam-Bảo. (1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Ta-bà Giáo-chủ, điều ngự Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Long-Hoa Giáo-chủ đương lai hạ sanh Di-Lạc vương  Tôn Phật, Ðại-trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại-hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát, Hộ-Pháp Chư-tôn Bồ-tát, Linh-sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới Ðại-từ Ðại-bi A-Di-Ðà Phật, Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Ðại-nguyện Ðịa-Tạng-Vương Bồ-tát, Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát. (1 lạy)
Xong ngồi xuống đọc tiếp..
TÁN DƯƠNG CHI
Dương-chi tịnh thủy,
Biến sái tam-thiên,
Tánh không bát-đức lợi nhơn thiên,
Pháp-giới quảng tăng diên...
Diệt tội tiêu khiên,
Hỏa diệm hóa Hồng-liên.
Nam-mô Thanh-Lương-Ðịa giáng kiết tường Phật Bồ-tát ma ha tát. (3 lần)
CHÚ ÐẠI-BI
(Hoặc bớt chú Ðại-bi cũng được)
Nam-mô Ðại-Bi Hội-Thượng giáng kiết Phật Bồ-Tát ma ha tát . (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa.
Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.
Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần)
Nam-mô Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật. (3 lần) 
KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,
Nguyện giải Như-Lai chơn thiệt nghĩa.
Nam Mô Phúc Lộc Thọ Tài giáng kiết tường Phật Bồ Tát Ma Ha Tát ( 3 lần )
Ðại-từ đại-bi mẫn chúng-sanh,
Ðại-hỉ đại-xả tế hàm-thức,
Tướng-hảo quang-minh dĩ tự nghiêm,
Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ. O
mỗi thần chú dưới đây tùy theo hành giả phát nguyện đọc, trì, tụng 3,5,7,9,21,36,49,108
NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ-LA-NI
Nam-mô Phật-đà-da.O
Nam-mô Đạt-ma-da. O
Nam-mô Tăng-dà-da. O
Nam-mô Quán Tự Tại Bồ-tát ma-ha-tát, cụ đại bi tâm giả. Đát điệt tha.
Án chước yết ra phạt để chấn đa mạc ni, ma ha bát đẳng mế, rô rô rô rô, để sắc tra thước ra a yết rị, sa dạ, hồng phấn ta ha.
Án, bát đạp ma chấn đa mạt ni, thước ra hồng.
Án bát lặc đà, bát đẳng mế hồng. O
2. TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ
Nẳng mồ tam mãn đa, mẫu đà nẩm. Á bát ra để, hạ đa xá ta nẳng nẩm. Đát điệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca thất rị duệ, ta phạ ha. O
3. CÔNG ĐỨC BẢO SƠN THẦN CHÚ
Nam-mô Phật-đà-da. O
Nam-mô Đạt-ma-da. O
Nam-mô Tăng-dà-da. O
Án, tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha. O
4. PHẬT MẪU CHUẨN-ĐỀ THẦN CHÚ
Khế thủ quy y Tô-tất-đế,
Đầu diện đảnh lễ thất cu chi.
Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn đề,
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
Nam-mô tát đa nẩm tam-miệu tam-bồ-đề, cu chi nẩm, đát điệt tha.
Án, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề, ta bà ha. O
5. THÁNH VÔ LƯỢNG QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ-LA-NI
Án, nại ma ba cát ngỏa đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tả ra tể dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp.
Án, tát rị ba, tang tư cát rị, bót rị thuật đạp, đạt ra mã đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, ta ba ngỏa, tỷ thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị ngỏa rị tá hắt. O
6. DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN
Nam-mô bạt dà phạ đế, bệ sát xả, lụ rô thích lưu ly, bát lặt bà, hắt ra xà dã, đát tha yết đa da, a ra hắt đế, tam miệu tam bột đà da, Đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tá ha. O
7. QUÁN ÂM LINH CẢM CHƠN NGÔN
Án, ma ni bác di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tất nhi cáng nhi tháp, bốc rị tất tháp cát nạp, bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết, thuyết ra da, tá ha. O
8. THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta bà ha. O
9. VÃNG SANH CỰC LẠC THẦN CHÚ
Nam-mô a di đà bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tì ca lan đế,
A di rị đa, tì ca lan đa,
Dà di nị dà dà na,
Chỉ đa ca lệ ta bà ha. O
10. THIỆN THIÊN NỮ CHÚ
Nam-mô Phật-đà. O
Nam-mô Đạt-mạ. O
Nam-mô Tăng-dà. O
Nam-mô thất lỵ, ma ha để tỷ da, đát nể dã tha, ba lỵ phú lầu na giá lỵ, tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca rị dã, ba nể ba a, ba nể tát rị phạ lặt tha, tam mạn đà, tu bác lê đế, phú lệ na, a rị na, đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha Di-Lặc đế, lâu phã tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha a nậu, đà-la-ni. O
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Quán Tự Tại Bồ tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử!  Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử!  Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.  Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thứ giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.  Tam thế chư Phật y Bát nhã ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế Bồ đề Tát bà ha.
VÃNG SANH CỰC LẠC THẦN CHÚ
Nam-mô a di đà bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tì ca lan đế,
A di rị đa, tì ca lan đa,
Dà di nị dà dà na,
Chỉ đa ca lệ ta bà ha. O
TÁN A DI ĐÀ PHẬT
A-Di-Đà Phật thân kim sắc, 
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân, 
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu-Di, 
Cám mục trừng thanh tứ đại hải, 
Quang trung hóa Phật vô-số ức, 
Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên, 
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, 
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn. 
Nam-mô Cực-Lạc thế-giới, đại-từ, đại-bi A-Di-Đà Phật. 
Nam mô A Di Ðà Phật. (Niệm nhiều ít tùy ý)
Nam mô Ðại bi Quán thế âm Bồ tát. (3 lần)
Nam mô Ðại Thế Chí Bồ tát. (3 lần)
Nam mô Ðịa Tạng Vương Bồ tát. (3 lần)
Nam mô Thanh tịnh Ðại Hải chúng Bồ tát. (3 lần)
SÁM THẬP PHƯƠNG
Thập phương Tam thế Phật
A Di Ðà đệ nhứt,
Cửu phẩm độ chúng sanh
Oai đức vô cùng cực,
Ngã kim đại quy y.
Sám hối tam nghiệp tội,
Phàm hữu chư phước thiện,
Chí tâm dụng hồi hướng.
Nguyện đồng niệm Phật nhơn,
Cảm ứng tùy thời hiện,
Lâm chung Tây phương cảnh,
Phân minh tại mục tiền,
Kiến văn giai tinh tấn,
Ðồng sanh Cực lạc quốc,
Kiến Phật liễu sanh tử,
Như Phật độ nhứt thiết,
Vô biên phiền não đoạn,
Vô lượng pháp môn tu;
Thệ nguyện độ chúng sanh,
Tổng giai thành Phật đạo;
Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng,
Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng,
Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.
THẬP CHỦNG ĐẠI NGUYỆN
Ðệ tử chúng đẳng
Tùy thuận tu tập
Phổ Hiền Bồ tát
Thập chủng đại nguyện:
Nhứt giả lễ kính chư Phật,
Nhị giả xưng tán Như Lai,
Tam giả quảng tu cúng dường,
Tứ giả sám hối nghiệp chướng,
Ngũ giả tùy hỷ công đức,
Lục giả thỉnh chuyển pháp luân,
Thất giả thỉnh Phật trụ thế,
Bát giả thường tùy Phật học,
Cửu giả hằng thuận chúng sanh,
Thập giả phổ giai hồi hướng.
TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ
Nẳng mồ tam mãn đa, mẫu đà nẩm. Á bát ra để, hạ đa xá ta nẳng nẩm. Đát điệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca thất rị duệ, ta phạ ha. O
Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường
Trú dạ lục thời hằng kiết tường
Nhất thiết thời trung kiết tường giả
Nguyện chư Thượng Sư ai nhiếp thọ
Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường
Trú dạ lục thời hằng kiết tường
Nhất thiết thời trung kiết tường giả
Nguyện chư Tam Bảo ai nhiếp thọ.
Nguyện trú kiết tường dạ kiết tường
Trú dạ lục thời hằng kiết tường
Nhất thiết thời trung kiết tường giả
Nguyện chư Hộ Pháp thường ủng hộ
Nam Mô Tiêu Tai giáng kiết tường Phật Bồ Tát Ma Ha Tát ( 3 lần )
HỒI HƯỚNG
Phúng Kinh đọc trì tụng chú công đức thù thắng hạnh.
Vô biên thắng phước giai hồi hướng
Phổ nguyện pháp giới chư chúng-sanh.
Tốc vãng Vô Lượng Quang Phật sát
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não.
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ.
Thế thế thường hành Bồ-tát đạo
Nguyện sanh Tây-phương Tịnh độ trung.
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ Vô sanh.
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ
Nguyện dĩ thử công đức.
Phổ cập ư nhất thiết
Ngã đẳng dữ chúng-sanh.
Giai cộng thành Phật đạo.
Phục nguyện: Tam Bảo chứng minh, oai thần hộ niệm, Bồ Tát, Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Tứ Thiên Vương, chúng Thiên Long, Bát bộ, Hộ Pháp thần vương, nhứt thiết thiện thần, thùy từ ủng hộ. Đệ tử ..... cập nhứt thiết chúng sanh, tiêu trừ nghiệp chướng, tà ma ngoại đạo, yêu quái ác tinh, ly mị vọng lượng, tật bịnh tội khiên, tai nạn quạnh ương, nhứt thiết ác duyên, tất giai tiêu diệt.
Phổ nguyện: tứ thời an lạc, sở trụ phong nhiêu, phước huệ tăng long, tùy tâm mãn nguyện. Âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh, tình dữ vô tình, đồng thành Phật đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật….
Tự quy-y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm.

Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí-huệ như hải.

Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại-chúng, nhứt thiết vô ngại. 
Hòa Nam Thanh Chúng
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo

SỰ LINH ỨNG CỦA CHÚ ĐẠI BI
Chú Đại Bi nầy ở trong kinh “Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ tát quảng đại viên mãn vô ngại Đại Bi tâm đà la ni”.
Hồi đời quá khứ vô lượng ức kiếp, có Đức Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ ra đời vì ngài Quán Thế Âm mà nói ra chú Đại Bi này. Lúc đó ngài mới trụ bực sơ địa, mà sau khi nghe chú này rồi, thì siêu chứng lên bậc Bát địa liền, Ngài thấy cái hiệu nghiệm như vậy, thì phát lời đại nguyện rằng: “Nếu qua đời vị lại có thể đem chú này ra mà làm lợi ích cho chúng sanh, thì cho thân Ngài sanh ra ngàn cánh tay và ngàn con mắt v.v.. Ngài nguyện vừa rồi thì quả nhiên tay mắt đều cụ túc tất cả, vả lại chư Phật phóng quang soi đến thân Ngài và soi khắp vô biên thế giới.
Khi ấy Ngài lại phát nguyện rằng: nếu người nào trì tụng Chú này mỗi đêm 5 biến, thì đặng tiêu hết những tội nặng sanh tử trong năm vạn ức kiếp, đến lúc mạng chung thì có thập phương Chư Phật hiện thân tiếp dẫn về thế giới cực lạc. Bằng chứng như người nào trì tụng chú này mà sau còn đọa vào ba đường ác đạo và chẳng đặng sanh về cõi Phật, hay chẳng đặng những pháp tam muội biện tài, và chỗ sở cầu không toại chú, nếu có mấy sự ấy, thì chú này không được xưng là “ Đại Bi Tâm đà la ni”.
Chỉ trừ những người tâm không thiện, chí không thành và lòng hay nghi, thì không thấy hiệu nghiệm liền mà thôi.
1-     SỰ LINH ỨNG CỦA CHÚ “NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI”
Chú này trích trong kinh “Như ý tâm đà là ni”. Vì Ngài Quán Tự Tại Bồ-tát muốn cho chúng sanh tùy ý sở cầu cái gì cũng được như nguyện, nên Ngài bạch với Phật xin để Ngài thuyết chú này. Những người trì tụng mà rõ được nghĩa thâm mật của Chú này, thì cái thắng lợi ấy cũng thí như cái cây như ý, tùy nguyện muốn cầu việc gì cũng được.
Lúc Bồ-tát thuyết chú này rồi, sáu chưởng chấn động, cung điện của Ma Vương đều nổi lửa cháy, sợ hãi khôn cùng, các loài độc ác chúng sanh đều lăn nhào té ngã, còn những người thọ khổ trong đường địa ngục và ngạ quỷ thì đều đặng sanh về cõi Trời.
2-     SỰ LINH ỨNG CỦA CHÚ “TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ”
Chú này trích trong Kinh “Tiêu Tai Cát Tường”. Kinh ấy nói:”Khi Phật ở tại rừng trời Tịnh Cư Thiên nói với thiên chúng cùng 28 ngôi sao và 12 cung thần rằng:”Có chú Xí thanh quang đại oan ức đà la ni” của Ngài Ta La Vương đã nói hồi trước. Ta nay thuyết ra đây, là pháp để trừ tai nạn”.
Nếu trong đế đô quốc giới mà có các sao yêu tinh chiếu đến mà làm các điều chướng nạn, hay là các vì sao thuộc về cang bổn mạng của nhơn loại mà có sự gì bất tường thì phải lập ra đạo tràng, rồi y pháp khắc kỳ mà niệm chú này 108 biến, thì tai chướng tức thời trừ diệt đặng hết”.
3-     SỰ LINH ỨNG CỦA CHÚ “CÔNG ĐỨC BẢO SƠN THẦN CHÚ”
Tập “Viên nhơn vãng sanh” có dẫn trong kinh Đại Tập Di Lạc Tạng Kinh nói rằng:”Nếu người tụng chú này một biến, thì công đức cũng như lễ Kinh Phật Danh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến (45.400) còn như phạm tội nặng đang đọa vào ngục A tỳ, mà nhứt tâm trì tụng chú này, thì trong lúc mạng chung chắc đặng sanh về bực thượng sanh bên thế giới cực lạc mà đặng thấy Phật A Di Đà”.
4-     SỰ LINH ỨNG CỦA CHÚ “PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ”
Chú này trích trong Kinh Chuẩn Đề. Ở trước có 4 câu kệ của Ngài Long Thọ Bồ Tát.
“Khế thủ quy y Tô tất đế, Đầu diện đảnh lễ thất cu chi (đê), Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề, Duy nguyện từ bi thùy gia hộ. Nghĩa là:”Cúi đầu quy kỉnh pháp viên thành, đảnh lễ đủ bảy trăm ức Phật tôi nay xưng tán Đức Chuẩn Đề, nhờ lượng từ bi thường ủng hộ.
Bài tụng trên đây: Câu đầu nói là quy y về Pháp bảo; câu thứ hai nói về Phật bảo; câu thứ ba nói về quy y Tăng bảo; câu thứ tư nói mình xin nhờ ơn Tam bảo gia hộ.
            Chữ TÔ TẤT ĐẾ  nguyên tiếng Phạn “Susidhi”. Hán dịch là Diệu thành tựu nghĩa là một pháp có năng lực thành tựu được hết thảy sự lý và thành tựu đặng hết thảy tâm nguyện của chúng sanh rất màu nhiệm.
            Chữ “CU ĐÊ” hay là “CU CHI” nguyên tiếng Phạn “Koti”, Hán dịch là bách ức, nghĩa là trăm ức, cho nên trên đây nói “thất cu đê” tức là số bảy trăm ức vậy.
            Chữ “CHUẨN ĐỀ” nguyên là tiếng Phạn “Candi”. Hán dịch có hai nghĩa: 1. Thi vi và 2. Thành tựu.
           Thi vi là Lời thề rộng trụ lý cà cái trí lớn đoạn hoặc, đủ các cái nhơn hạnh thi vi.
            Thành tựu nghĩa là tùng nơi không mà hiện ra giả rồi thành tựu đặng pháp tịnh diệt.
            Sở dĩ chú này xưng rằng “Phật mẫu Chuẩn Đề” là nói pháo là thầy và thiệt trí là mẹ của chư Phật, cho nên bảy trăm ức Phật đều dùng Pháp “Chuẩn Đề Tam Muội” mà chứng đạo Bồ Đề.
            Trong kinh Chuẩn Đề nói rằng:”Khi Phật ở vườn Kì Đà vì có tứ chúng bát bộ vi nhiễu đông đủ, Ngài nghĩ thương những người chúng sanh trong đời mạt pháp này, tội dày phước mỏng, nên mới nhập “Chuẩn Đề định” mà thuyết chú như vầy:”Nam mô tát đa nẩm, tam miệu tam bồ đề, cu đê nẩm, đát điệt tha. Án, chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề, ta bà ha”.
            Phật nói:”nếu trì chú này mãn chín mươi vạn (900.000) biến thì diệt trừ được các tội thập ác, ngũ nghịch và tứ trọng; cho đến nhà thế tục chẳng luận gì tịnh uế hễ chí tâm trì tụng, tức tăng đặng phước thọ, tiêu đặng tai bịnh, Khi tụng mãn 49 ngày, thì ngài Chuẩn Đề Bồ-tát khiến hai vị thánh thường theo người ấy mà ủng hộ.
            Nếu người có hoặc mở cầu trí huệ, hoặc cầu chống tai nạn, hoặc cầu pháp thần thông, hoặc cầu đạo Chánh giác, thì chi y pháp lập đàn, tụng đủ một trăm vạn (1.000.000) biến thì đặng đi khắp mười phương Cực Lạc, thờ cả chư Phật, nghe cả diệu Pháp mà chứng quả Bồ Đề”.
5-     SỰ LINH ỨNG CỦA CHÚ “THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI”
            Chú này trích trong kinh “Đại Thừa Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà-la-ni”
            Kinh ấy nói:”Đức Thích Ca Thế Tôn nghĩ thương chúng sanh đoản thọ trong đời vị lai, muốn cho thêm được thọ số, hưởng được hạnh phúc, nên Phật nói với Đại trí huệ Cát Tường Bồ-tát rằng: Những nhơn loại ở trong cõi diêm phù đề này thọ mạng chỉ đặng trăm tuổi, mà ở trong số đó có phần đông người tạo lắm ác nghiệp rồi bị trung yểu là khác. Nếu cả nhơn loại thấy đặng chú này, hoặc biên chép, hoặc ấn tống, hoặc thọ trì đọc tụng, thì lại tăng thọ mạng đủ số trăm tuổi, mà qua đời vị lai đặng mau chứng quả Bồ đề.
6-     SỰ LINH ỨNG CỦA CHÚ “DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN”
Trong kinh nói trên, Đức Thích Ca Như Lai nói nếu có chứng bịnh gì mà cứ nhứt tâm trì chú này trong nước tịnh thủy đủ 108 biến rồi uống, thì các chứng bịnh đều lành liền.
Còn như những người trọn đời thọ trì chú này, thì đặng khỏi bịnh và sống lâu, đến lúc mạng chung lại được sanh về cõi “Tịnh lưu ly thế giới”. Nhưng phải biết rằng: Chú này được gọi là “Quán đảnh” là nói chú do nơi đảnh quang của Phật mà thuyết ra. Nếu người nào thọ trì đọc tụng chú này mà đặng ba nghiệp (thân, khẩu, ý) thanh tịnh, thì Phật quang chiếu ngay đến nơi đảnh ngôn của người trì tụng của người ấy một cách mát mẻ như rưới nước cam lồ vậy.
Cho nên cái sáng của Phật khác hơn cái sáng của ma, vì cái sáng của ma thì lòa chói làm cho ta sợ hãi, còn cái sáng của Phật thì mát mẻ và làm cho ta vui mừng. Vậy ai là người thọ trì kinh chú hay là niệm Phật cần phải rõ mà phân biệt hai cái sáng ấy. Chớ đừng thấy ma quang lập lòe trước mắt như ngoại đạo nhìn đèn, nhìn nhang kia mà nhận lầm là thấy tánh.
7-     SỰ LINH ỨNG CỦA CHÚ “QUÁN ÂM LINH CẢM CHƠN NGÔN”
Chú này được chính kim ngôn của ngài Chánh Pháp Minh Vương Như Lai chủ quản ngoại càn khôn thuyết và phóng quang hóa thân ngài Quán Thế Âm để cứu độ chúng sanh ở nội càn khôn. lòng từ bi nguyện độ sanh của đức Quán Âm đối với chúng sanh rất mật thiết, cho nên những người trì tụng chú này thì chắc được Ngài ủng hộ.
8-     SỰ LINH ỨNG CỦA CHÚ “THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN”
Chú này trích trong kinh “Đai Phương Đẳng Đà-la-ni”.
Kinh ấy nói:”Ngài Văn Thù Sư Lại Bồ-tát nghĩ thương về sau những đời mạt pháp các chúng tùy kheo có phạm tội “Tứ trọng” và các tùy kheo ni có phạm tội “Bát trọng” thì làm sao mà sám hối đặng, nên mới cầu Phật chỉ rõ phương pháp. Lúc ấy Đức Thích Ca Như Lai mới thuyết ra chú này: Vì chú này là chú của bảy Phật đời trước thường nói, rất có oai lực làm diệt hết các tội Tứ trọng, ngũ nghịch, mà đặng phước vô lượng.
Tội tứ trọng ngũ nghịch là tội rất nặng, nếu không phải cái sám vô sanh, tưởng không thể gì tiêu diệt cho đặng. Nhưng vì chú này là bảy Phật đời trước xứng tánh thuyết ra, cho nên những người trì tụng thị niệm niệm cũng xưng tánh mà đặng vô lý sanh. Cách diệt tội ấy, thí như nước sôi mà đổ vào tuyết, thì tuyết tan liền, thì lý như vậy.
9-     SỰ LINH ỨNG CỦA CHÚ “VÃNG SANH CỰC LẠC THẦN CHÚ”
Chú này nguyên ở trong kinh “Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh Cực Lạc đà-la-ni” mà trích ra.
Chú này có hai cách đọc như trên đây, nếu cứ chỗ tra cứu có bằng cớ, thì đọc theo chú dưới phải hơn, còn ai đã tụng quen chú trên thì cũng được. Là vì chú là gốc tiếng Phạn mà phiên dịch qua tiếng Hán rồi lại đọc theo tiếng nước Nam tưởng không thể gì cho khỏi sai tiếng.
Như chư tổ hồi xưa có dặn: hễ người trì chú mà nhứt tâm thì tự nhiên sẽ thấy sự linh ứng, chớ dẫu có đọc sai lầm chút ít cũng không hại gì.
Trong chuyện “Bất tư nghị thần thức” nói rằng: Phép trì chú vãng sanh này, phải rửa mình, súc miệng cho sạch sẽ, ngày đêm sáu thời, thắp hương lễ Phật, rồi quỳ trước bàn thờ, chắp tay mỗi thời đều tụng 21 biến, thì tức là diệt đặng các tội nặng về tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và báng pháp”.
Nếu người nào y pháp mà chí tâm trì tụng chú này, thì Đức Phật A Di Đà thường trụ ở nơi đảnh người ấy luôn cả ngày đêm mà ủng hộ, không có oan gia thừa tiện nhiễu hại, mà trong lúc hiện thế đặng an ổn và đến khi mạng chung thì được vãng sanh, còn như tụng đủ số ba mươi vạn (300.000) biến tức là diện tiếp mà thấy đặng đức Phật A Di Đà.
10-  SỰ LINH ỨNG CỦA CHÚ “THIỆN THIÊN NỮ CHÚ”
Chú này trích trong kinh “Kim Quang Minh”.
Trong kinh ấy nói rằng: Nếu chúng sanh nghe chú này mà một lòng thọ trì đọc tụng hương hoa cúng dường, thì nhất thiết những môn thu dụng như là vàng, bạc, châu báu, trâu dê, lúa thóc đều đặng cụ túc hết thảy.
MƯỜI CÔNG ĐỨC ẤN TỐNG KINH
Một là, những tội lỗi đã gây ra từ trước đến nay được tiêu trừ, nếu như đã mang những nghiệp duyên nặng nề thì sẽ được chuyển hóa thành nhẹ nhàng.
Hai là, thường sẽ được các Thiên thần ủng hộ, tránh được các tai ương hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướp, đao binh, tù ngục…
Ba là, vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo đau khổ, oán cừu oan trái của nhiều đời và hiện tại.
Bốn là, Long Thiên Hộ Pháp thường gia hộ nên những loài Dạ-xoa, ác quỷ, rắn độc, hùm beo đều lánh xa, không dám nhiễu hại.
Năm là, thân và tâm luôn được an vui, ngày không gặp việc nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộng, diện mạo hiền sáng, khỏe mạnh, an lành, việc làm thuận lợi, kết quả tốt đẹp.
Sáu là, tâm không mong cầu phước báu giầu sang, nhưng tự nhiên cơm ăn áo mặc được đầy đủ, gia đình trên thuận dưới hòa, con cháu đời đời hưởng lộc.
Bảy là, lời nói cho đến việc làm đều khiến cho mọi người đều sinh tâm vui vẻ, đi đến đâu cũng được mọi người chào đón niềm nở, kính mến và khen ngợi tin tưởng.
Tám là, nếu mắc phải những chứng bệnh mê muội thì sẽ được trở nên thông minh lạnh lợi, thân thể luôn được cường tráng khỏe mạnh, nếu phải ở những nơi thâm sơn biên địa, thì những nơi ấy cũng trở nên thịnh vượng, sung túc. Tâm thức luôn hướng về chánh đạo, sau khi mạng chung sẽ được sinh thiên.
Chín là, khi tái sinh nếu là nam thì sẽ trở thành vương tôn công tử, nếu là nữ sẽ thành thiện mỹ nhân, tướng mạo đoan trang, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy.
Mười là, thương tất cả chúng sanh như thân bằng quyến thuộc, vì chúng sanh mà gieo trồng tất cả các căn lành. Nhờ công đức ấy mà thường gặp được các Đức Phật, nghe pháp, siêng năng tu tập, cuối cùng được thành quả Phật.
ĐẠO giáo thông thiên vũ trụ đồng
GIÁO duyên phàm thánh sánh hư không
THIÊN ban sắc lệnh quyền nhất thống
ĐỒNG danh đồng hiệu chứng hư không.
XÃ HỘI KHOA HỌC PHẬT GIÁO DỤC
Đạo Pháp – Dân Tộc – An Lạc
Liên Tông Cửu Long Kim Pháp
Đạo Giáo Thiên Đồng
Phật Hoàng Trần An

Gia Tộc Vua Trần